Danh sách bài viết

Hiến tặng và cấy ghép chất thải người trong y học - tưởng đùa mà hóa thật 100%

Cập nhật: 18/10/2020

Cấy ghép "chất thải tế nhị" của người - nghe thì có vẻ hơi kỳ cục nhưng liệu pháp này đang diễn ra và cứu sống không ít mạng người.

Chúng ta từng nghe về hiến tặng tủy xương, tinh trùng, máu, thậm chí là sữa mẹ. Và bạn có tin không khi "chất thải tế nhị" của người cũng không ngoại lệ và chúng được dùng để điều trị trong y học.

Tên đầy đủ của liệu pháp này là Cấy ghép các vi sinh vật trong "chất thải tế nhị"(tên tiếng Anh: Fecal microbiota transplantation, viết tắt: FMT).

Vì sao phải cấy ghép "chất thải tế nhị" này?

Cấy ghép "chất thải tế nhị" được xem là biện pháp hữu hiệu bậc nhất để điều trị bệnh nhiễm khuẩn C.jiff - một loại vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc.

Một bệnh nhân được cấy ghép phân đến đại tràng.
Một bệnh nhân được cấy ghép phân đến đại tràng.

Thông thường, C.jiff phát triển khi người bệnh dùng thuốc kháng sinh (cho 1 bệnh nào đó khác) và sau đó bị nhiễm khuẩn, với biểu hiện là tiêu chảy không ngừng. Hầu hết người mắc C.jiff đều phải nhập viện và tốn rất nhiều tiền để chữa trị.

Năm 2015, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thống kê thấy chỉ trong 1 năm, 500.000 người Mỹ đã được chẩn đoán mắc C.jiff và có đến 29.000 người đã chết sau khi phát bệnh 30 ngày. 80% trong số đó là bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.

Đối với người muốn hiến tặng, họ phải có sức khỏe tốt và trong độ tuổi từ 18 đến 50.
Đối với người muốn hiến tặng, họ phải có sức khỏe tốt và trong độ tuổi từ 18 đến 50.

"Hầu hết các bệnh nhân không thể chống lại C.jiff bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Khi đó, cấy ghép "chất thải tế nhị" sẽ là liệu pháp cuối cùng. May mắn là nó hiệu quả đến 90% trong các trường hợp", cô Carolyn Edelstein đến từ ngân hàng dự trữ "chất thải tế nhị" cấy ghép OpenBiome cho biết.

Khi bệnh nhân mắc phải C.jiff, đường ruột của họ đã thiếu vắng các "vi khuẩn tốt". Vì vậy, mục đích của cấy ghép "chất thải tế nhị" là đưa các vi khuẩn ruột từ người hiến tặng khỏe mạnh vào đường ruột của người bệnh.

Quy trình cấy ghép chất thải tế nhị.
Quy trình cấy ghép chất thải tế nhị.

Hiện nay, cách thức chính để cấy ghép vẫn là đưa dung dịch nước muối và chất thải đến đại tràng của người bệnh, thông qua đường mũi/miệng hoặc nội soi.

Trong tương lai, "poop pill" (thuốc "chất thải tế nhị") có thể sẽ được áp dụng, bằng cách chiết xuất các vi khuẩn trong chất thải, đưa đến phòng thí nghiệm và tổng hợp lại dưới dạng viên con nhộng.

Quy trình hiến "chất thải tế nhị" khắt khe

Thời điểm y học bắt đầu cấy ghép "chất thải tế nhị" là khoảng năm 2012. Khi đó, biện pháp này rất đắt đỏ do tốn nhiều thời gian để thu thập chất thải, phân loại, kiểm tra...

Mọi việc chỉ dễ dàng hơn khi những trung tâm như OpenBiome (đặt trụ sở tại Boston, Mỹ) ra đời. Chúng làm nhiệm vụ cung cấp "chất thải tế nhị" sẵn sàng cho cấy ghép khi cần.

Đối với người muốn hiến tặng, họ phải có sức khỏe tốt và trong độ tuổi từ 18 đến 50. Bước đầu tiên là điền vào phiếu đăng ký online.

Sau đó, họ được những trung tâm như OpenBiome mời đến kiểm tra sức khỏe hết sức kĩ càng, bao gồm xét nghiệm máu và "chất thải tế nhị". Chỉ có 3% người đăng ký được cho là đạt chuẩn, có thể hiến tặng mà thôi.

Vì tỷ lệ ít ỏi như thế, nên mỗi người đạt chuẩn phải cam kết hiến tặng "chất thải tế nhị" liên tục trong vòng 60 ngày. Và ngày nào cũng phải kiểm tra lại máu, chất thải này. Ngoài ra, nếu họ mắc bệnh và phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian này thì lập tức bị loại ra khỏi chu trình hiến tặng.

Mỗi người đạt chuẩn phải cam kết hiến tặng "chất thải tế nhị" liên tục trong vòng 60 ngày.
Mỗi người đạt chuẩn phải cam kết hiến tặng "chất thải tế nhị" liên tục trong vòng 60 ngày.

Những người hiến tặng nhận được 40 USD (khoảng 930 ngàn đồng) cho mỗi sản phẩm hàng ngày của mình. Mỗi sản phẩm phải đạt cân nặng ít nhất 55 gram, vì đây cũng là khối lượng cần cho một lần cấy ghép. Số "chất thải tế nhị" này tiếp tục được mang đi kiểm tra.

Như vậy, khi kết thúc chu trình hiến tặng, tức sau 2 tháng, mỗi người hiến sẽ nhận được khoảng 2.400 USD (tương đương 55,8 triệu đồng). Mặc dù số tiền này khá cao, nhưng một nghiên cứu cho thấy mục đích của người hiến tặng hầu hết là để giúp đỡ các bệnh nhân!

Hiện nay, y học còn nghiên cứu cấy ghép "chất thải tế nhị" để chữa trị cho một số bệnh khác như Crohn (một bệnh viêm mãn tính của ruột) hay hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, nhu cầu cấy ghép "chất thải tế nhị" sẽ còn tăng cao trong tương lai.

Mặt khác, đối với tất cả chúng ta, việc ăn uống lành mạnh, không dùng thuốc kháng sinh bừa bãi,... là rất cần thiết để góp phần bảo vệ cho đường ruột khỏe mạnh.


Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...