Danh sách bài viết

Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại

Cập nhật: 28/12/2017

Nhà đấu giá mỹ thuật Lý Thị (Lythi Auction) cho biết, đơn vị này đang chuẩn bị cho phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần thứ hai, chủ đề Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại.

Nếu như phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần thứ nhất (diễn ra ngày 17-12-2016 tại TPHCM), nhà đấu giá Lý Thị đã mở rộng phạm vi các tác giả bên ngoài Việt Nam, thì ở phiên đấu lần này, Lythi Auction lại chủ đích chọn lọc những tác phẩm các họa sĩ trong nước, đa dạng về phong cách nghệ thuật.

Từ những tên tuổi huyền thoại 

18 tác phẩm trong phiên đấu giá lần này hầu hết là những tên tuổi hoặc đã thành huyền thoại của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam và đương thời. Trong đó có những thế hệ nghệ thuật và nhịp cầu cha con thú vị. Đầu tiên là họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) và họa sĩ Tô Ngọc Thành. Tên tuổi của danh họa Tô Ngọc Vân (một trong tứ trụ huyền thoại của lịch sử mỹ thuật Việt Nam) có lẽ không cần phải nói nhiều; nghệ sĩ Tô Ngọc Thành - người con duy nhất nối nghiệp cha, đã tâm niệm lời cha dạy: “Sáng tác là lẽ sống, ngày nào không vẽ là ngày ấy bỏ nghề, họa sĩ mà không vẽ thì chắc chắn là họa sĩ giấy”.  

Hai thế hệ tiếp theo là cha con họa sĩ Hoàng Lập Ngôn (1910 - 2006) và Hoàng Hồng Cẩm (1959 - 2011). Hoàng Lập Ngôn là sinh viên khóa 9 của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có sức làm việc bền bỉ, mà theo thi sĩ Hoàng Cầm là: “Tuy vẽ không nhiều, nhưng chỉ cần mấy chục bức tranh chân dung, tranh về một số văn nghệ sĩ của anh cũng đủ góp một phần không nhỏ vào tài sản của Hội Mỹ thuật Việt Nam và dĩ nhiên, của cả dân tộc Việt Nam”. 

Một điều rất đáng quan tâm khi phiên đấu lần này hiện diện một tác phẩm thuốc nước của họa sĩ Lưu Công Nhân (1929 - 2007), được sáng tác thập niên 1950-1960. Thật tình cờ, người thầy đầu tiên và trực tiếp của ông chính là Tô Ngọc Vân - khóa mỹ thuật kháng chiến tại Việt Bắc những năm 1950 -1953, nhưng thần tượng sâu kín của ông là danh họa người Pháp Auguste Renoir.

Họa sĩ Lưu Công Nhân cho rằng, việc một họa sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ truyền thống, từ bên ngoài là chuyện đương nhiên, còn cái riêng nếu có là do khả năng chắt lọc của từng người, đặc biệt, phải bày tỏ được cõi riêng của mình. Chính cõi riêng tư làm nên cốt cách, bản sắc của từng họa sĩ, từng dân tộc… 

Nhà đấu giá Lý Thị cho biết thêm, phiên đấu giá còn hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày mất của họa sĩ Tô Ngọc Vân (17-6-1954), và 10 năm ngày mất của họa sĩ Lưu Công Nhân (21-7-2007). Một trùng hợp thú vị, tại phiên đấu giá Asian 20th Century & Contemporary Art (ngày 27-5), nhà Christie’s tại Hong Kong (Trung Quốc) sẽ bán tác phẩm sơn mài Nostalgie du Haut Tonkin (Nhớ trung du Bắc bộ, 80cm x 40cm, 1968) của danh họa Nguyễn Gia Trí với giá dự đoán từ 154.812 USD đến 232.217 USD.

Tại phiên đấu của Lythi Auction xuất hiện chính bản ký họa trên giấy can của tác phẩm vừa kể, với tên gọi Phong cảnh đồng quê (74cm x 40cm, 1968). Do hai tác phẩm này được thực hiện trong cùng một năm, nên độ xê xích hình họa từ ký họa đến sơn mài không nhiều.

Đến các gương mặt đương đại

Hơn 10 năm trở lại đây, tác phẩm của họa sĩ Văn Đen (1919 - 1988) lại được tìm kiếm nhiều hơn. Họa sĩ Trịnh Cung từng nhận định: “Cũng như Bùi Xuân Phái, Văn Đen đã để lại một hình ảnh toàn vẹn về hội họa lẫn nhân cách. Mỗi người một bản sắc, mỗi người một đỉnh cao nhưng hơn thế nữa, hai họa sĩ đã trở thành biểu tượng chung cho tình yêu con người, quê hương, lòng vị tha và trái tim tận hiến”. 

Đáng chú ý của phiên đấu giá này còn có tác phẩm Bản giao hưởng trắng của họa sĩ Hoàng Tích Chù (1912 - 2003). Với họa pháp quyến rũ, đầy năng lượng tích cực, tác phẩm được vẽ ngay tháng 4-1975, thời khắc đang hừng hực khí thế chiến thắng ấy, ông tự tách mình ra khỏi cái nhìn quen thuộc để tạo nên bản giao hưởng hòa bình, với một ẩn dụ sâu kín. 

Bùi Quang Ngọc là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam (1955 - 1957). Ông nổi danh với mảng ký họa, chân dung và tranh khỏa thân, với bút pháp điêu luyện đến mức tự nhiên. Tranh phong cảnh của ông dù không nhiều, nhưng có cách tiếp cận và bút pháp riêng. Tác phẩm Đà Lạt 1977 ông thai nghén từ năm 1977 - 2000 mới hoàn chỉnh. Đây là dịp hiếm hoi Bùi Quang Ngọc chấp nhận gửi tác phẩm đến phiên đấu giá, dù lời đề nghị là không ít.

Chóe (Nguyễn Hải Chí, 1943 - 2003) là tên tuổi lớn trong làng hí họa của Việt Nam. Năm 1973, báo The New York Times bình chọn ông thuộc nhóm 8 họa sĩ biếm xuất sắc nhất thế giới thập niên 1970. Tác phẩm của ông tại phiên đấu này kết hợp hí họa và phác họa đặc trưng về nhà văn nổi tiếng Hemingway. 

Các tác phẩm tham gia đấu giá được triển lãm từ nay đến hết ngày 27-5 tại Hotel Des Arts Saigon, 76-78 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TPHCM; phiên đấu giá diễn ra lúc 14 giờ ngày 27-5.

MINH AN

Nguồn: / 0

Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam – Kỷ yếu dự án

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dự án Không gian Văn hóa Sáng tạo Việt Nam được đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu và Hội đồng Anh, và do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thực hiện trong vòng ba năm kể từ 2018 đến năm 2021

Cổ và mới

Nghệ thuật và Âm nhạc

Dân tộc và hiện đại quả là vấn đề thế kỉ, vì giới nhạc bàn luận đã lâu mà vẫn chưa thấu, thử nghiệm cũng nhiều mà vẫn chưa thỏa. Khúc mắc nảy sinh nhiều khi là do dân tộc - hiện đại được hiểu được hành không chỉ như hai vế đối lập của các cặp phạm...

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - bậc lão làng trong nền âm nhạc Việt Nam

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những năm sống trên miền Bắc, tôi chưa có dịp được làm quen với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Mãi đến năm 1976, anh Nguyễn Văn Tý mới chuyển vào Sài Gòn, cùng với tôi công tác trong Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam do Giáo sư nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm Viện...

Vai trò của sáo trúc trong nghệ thuật chèo

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nghệ thuật Chèo là một loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu và phát triển mạnh ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Nghệ thuật Chèo được bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của nhân dân ta từ hàng ngàn năm nay và nó đã chiếm một vị trí...

Bộ ba Nhạc huyền ở đình làng Nam Bộ

Nghệ thuật và Âm nhạc

Nhạc huyền (Nhạc treo) là bộ phận âm nhạc chủ yếu sử dụng những nhạc khí đặt trên giá hay treo trên dây, như trống lớn, khánh đá, chuông đồng... Trong số này, có những nhạc khí đứng lẻ loi một mình, như Kiến cổ, Đại cổ (trống lớn), Đặc khánh (khánh...

Người bén duyên Hò khoan Lệ Thủy

Nghệ thuật và Âm nhạc

Vừa từ Quảng Bình ra, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ gọi điện bảo tôi xuống ông ngay "có món này hay lắm". Tưởng là món nhậu gì đó, hóa ra không phải. Ông mở cho xem cuốn băng do Viện Âm nhạc vừa ghi hình về Hò khoan Lệ Thủy do chính...

Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa với xẩm: Bồng bềnh một cõi mơ…

Nghệ thuật và Âm nhạc

Những ai yêu bộ môn nghệ thuật hát xẩm, hẳn không lạ lẫm gì với nữ nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa trong nhóm nghệ sĩ xẩm Hà Thành. Chị chính là cô học trò nhỏ của nghệ nhân Hà Thị Cầu, người đã được bà Cầu khi còn ở dương thế âu yếm nói với những người làm...

NGHỆ THUẬT MÚA

Nghệ thuật và Âm nhạc

KHÁI QUÁT MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VÀ CÁC PHẦN BÀI HỌC CƠ BẢN TRONG MÚA ĐƯƠNG ĐẠI I. Khái quát Múa đương đại: "Múa đương đại" là một từ buzz phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí ngày hôm nay, nhưng ngay cả các vũ công chuyên nghiệp và biên đạo múa đã...