Danh sách bài viết

Khám phá bí ẩn về thế giới động vật

Cập nhật: 11/05/2021

Có những quan niệm ăn sâu bám rễ lâu ngày đến nỗi khi nhắc đến nó là nhiều người cứ thế tin theo mà không cần tìm hiểu nguồn gốc cũng như tính đúng sai của nó. Đối với các hiểu biết về thế giới động vật cũng vậy, nhiều khi thật khó xác định một “niềm tin lâu ngày” là có thật hay không. Hãy cùng tạp chí danh tiếng Discovery khám phá một số trong những “bí ẩn” này.

Bí ẩn vừa được giải mã về động vật

Voi không bao giờ quên?

Ý tưởng này dường như xuất phát từ thực tế rằng voi là loài có bộ não lớn nhất trong số các động vật sống trên cạn; và theo logic thông thường của bạn thì não càng lớn càng ghi nhớ nhiều và lâu hơn. Loài voi có khả năng ghi nhớ trong đầu bản đồ của một khu vực rất rộng lớn nơi chúng sinh sống và thường đi qua. Voi thường sinh sống và di chuyển theo đàn. Và khi dân số của đàn quá đông, con voi cái lớn nhất của thế hệ con sẽ tách bầy để bắt đầu một đàn mới, nhưng nó không bao giờ quên nguồn gốc của mình. Một nhà nghiên cứu đã theo dõi và chứng kiến việc voi mẹ và con gái nhận ra nhau sau 23 năm tách biệt.

Đáp án: đúng

Cá sấu hay khóc?

Câu nói “nước mắt cá sấu” ngụ ý người hay biểu lộ cảm xúc giả tạo, xuất phát từ thực tế là loài cá sấu thường chảy nước mắt khi nhử và hạ sát con mồi của mình. Do cá sấu không thể nhai cho nên nó phải xé nhỏ con mồi thành miếng vừa miệng rồi nuốt cả miếng to. Như một sự ngẫu nhiên, tuyến nước mắt của chúng lại nằm ngay gần cổ họng, mà khi chúng nuốt những miếng thức ăn to thì vô tình sẽ tạo sức ép lên tuyến này và làm nước mắt chảy ra.

Đáp án: đúng

Lạc đà trữ nước trong bướu?

Một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước. Có được khả năng này không phải vì chúng chứa nước dự trữ trong những cái bướu mà chính là nhờ vào những tế bào hồng cầu có hình oval (khác với tế bào hồng cầu thông thường có hình cầu). Còn những cái bướu chẳng có vai trò gì khác ngoài là nguồn dự trữ mỡ. Với cái bướu này, lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong 3 tuần. Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nổi có thể dùng để đốt ngay được.

Đáp án: sai

Thỏ rừng nổi điên vào tháng 3?

Trong tiếng Anh có một thành ngữ “Mad as a March Hare”, có nghĩa đen là “Điên như thỏ tháng 3”. "Điên" ở đây cũng có thể hiểu là bất chợt trở nên hung dữ. Thành ngữ này xuất phát từ thực tế sau: vào đầu mùa sinh sản của thỏ rừng, kéo dài từ tháng 2 đến 9, các con thỏ cái thông thường vốn hiền lành, bỗng nhiên trở nên dữ dằn, tỏ thái độ nổi loạn và chống đối khi có một con đực quá nhiệt tình trong lúc ân ái. Chúng thường dùng 2 chân trước đánh lại nhân tình của mình, và hành động này trông giống như chúng đang đấm bốc vậy. Trước đây hành động này của loài thỏ rừng bị hiểu lầm là 2 con đực đánh nhau để giành uy thế, nhưng các nhà khoa học đã “giải oan” cho các chàng thỏ.

Đáp án: đúng

Chuột chũi có thể dự báo thời điểm mùa xuân bắt đầu?

Đây là loài vật duy nhất được lấy tên đặt cho một ngày ở Mỹ - ngày 2/2 hàng năm, ngày mà nó chui ra khỏi hang sau giấc ngủ đông dài. Và người dân tin rằng, nếu con vật này nhìn thấy cái bóng của nó vào ngày này thì mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần nữa, nếu không thì mùa xuân đã gần kề rồi. Con chuột chũi tiên tri nổi tiếng nhất có tênVậy n Punxsutawney Phil. hững lời tiên tri của loài gặm nhắm này đáng tin đến đâu? Các nhà nghiên cứu nói rằng, khi trồi lên khỏi hang, chúng thật sự có cảm nhận và phản ứng với những thay đổi về cường độ ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài – 2 yếu tố cốt yếu dùng trong dự đoán thời tiết. Và thực tế là xác xuất chính xác của những “lời tiên tri” của Phil cũng khá cao.

Đáp án: đúng

Dơi bị mù?

Quan niệm này xuất phát từ việc loài dơi phần lớn sử dụng khả năng định vị bằng siêu âm để di chuyển và tránh chướng ngại vật trong bóng tối. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mắt chúng không nhìn thấy gì. Ngược lại, mắt chúng hoàn toàn có chức năng nhận biết hình ảnh, tuy rằng kích thước mắt khá nhỏ và thị lực cũng khá kém. Ngoài ra thính giác và khứu giác của chúng cũng cực nhạy.

Đáp án: sai


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ