Danh sách bài viết

Lắm chân tay... để làm gì?

Cập nhật: 29/05/2021

Để làm tất cả! Được mang ngay trên đầu, những tay chân xúc giác của loài mực được dùng để mở... đồ hộp, nhảy dù, làm dây thòng lọng..., kể cả... tán gái!

Mở nắp lọ

Frieda, con mực bắt được tại Morocco, chuyên làm trò vui cho công chúng tại Sở thú Hellabrunn, thành phố Munich, Đức. Trong vòng ba tháng, Frieda đã học được cách mở chiếc lọ đậy kín, bên trong có cua và tôm. Với tám cánh tay, nó kềm chặt cái lọ, sau đó xoay nắp và đưa cái mỏ vào... chén sạch!

Ngón tay thần chết

Được mệnh danh là “tàu chiến Bồ Đào Nha” vì cái mào dựng đứng giống như cánh buồm, con mực Đại Tây Dương này rất độc. Tay chân của nó có thể vươn dài đến 20m, giết con mồi chỉ bằng một cú chạm nhẹ. Khi chạm vào con mực này, các thợ lặn sẽ đau nhức vô cùng khủng khiếp.

Nhảy dù

Khi giương càng, loài mực có tên “tay dài” này tự buông rơi mình trên bãi cát, giống như lính nhảy dù. Mục tiêu: một con sò hay một con cua! Để phá tan cái vỏ cứng của sò, cua, nó tiết ra một loại hóa chất... xuyên phá, có sức hủy vỏ sò hay vỏ cua chỉ trong vòng 10 giờ sau đó.

Để làm tình!

Chuyển đổi sang màu vằn vện như một dòng điện, con mực đực khổng lồ tìm cách ve vãn nàng mực cái. Sau đó, nó đè lên mình cô nàng, rồi đưa cánh tay dương vật vào bên trong bầu chứa tinh dịch, nằm trong... miệng của mực cái!

Tàng hình

Con mực thay đổi màu sắc bằng cách co rút hay giãn nở các tế bào chứa màu, có tên gọi là Chromatophores. Loài mực này vốn chưa được các nhà khoa học biết đến, được chụp tại quần đảo Maldives, có màu trong suốt, lý tưởng để ẩn thân trên cát mà không ai nhìn thấy.

Bữa tiệc cá mập

Con mực khổng lồ ở Thái Bình Dương này là loài to xác nhất trong thế giới hơn 600 chủng loại nhà mực khác nhau. Bình quân, một con mực trưởng thành có thể nặng 30kg và chân tay dài đến 2,5m. Nhưng cũng có con nặng đến 200kg. Không có gì làm các thợ lặn kinh hoàng hơn khi chạm mặt chúng ở dưới đáy sâu. Thông thường, cá mập là... thức ăn khoái khẩu của chúng!

Lọc nước

Những cánh tay “vô số nhánh” của loài mực vùng Địa Trung Hải này (tên Ophiure gorgonocéphal) có tác dụng “lọc nước biển”. Ban ngày nó có bà con gần với sao biển và cuộn tròn thành một quả cầu. Đêm xuống, nó giương càng bắt các hạt bụi lơ lửng, trôi dạt trong nước để làm thức ăn.

Chém vè

“Con mực dừa khô” này là vua... chém vè! Bị kẻ thù săn đuổi, nó có thể thu tấm thân có đường kính 35cm của mình và chui vào bên trong một cái vỏ sò hoang hay một quả dừa khô rỗng. Dùng những cánh tay khóa chặt cửa vỏ sò, nó trú ẩn trong đó an toàn, chờ đến khi kẻ thù đi qua.

ĐINH CÔNG THÀNH


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ