Danh sách bài viết

Lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại cảnh cá mập trắng khổng lồ hạ gục cá voi: Cách ra tay cực tàn nhẫn!

Cập nhật: 16/10/2020

Đáng nể nhất là đối thủ của chúng - cá voi lưng gù - vốn là loài hiếm khi trở thành con mồi của cá mập được.

Cá mập trắng khổng lồ vẫn luôn được xem là hung thần của đại dương, khi sở hữu kích thước to lớn, tốc độ bơi cực nhanh cùng một hàm răng được ví với cỗ máy xay thịt. Chúng gần như không có đối thủ, có thể ung dung trên đỉnh chuỗi thức ăn. Nhưng vì nhiều lý do, cảnh tượng chúng săn mồi ít khi được ghi lại, đặc biệt là khi phải đối mặt với những đối thủ cỡ lớn, như cá voi.

Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ghi lại được cảnh cá mập trắng tấn công và ăn thịt một con cá voi khổng lồ. "Nạn nhân" của chúng là cá voi lưng gù - một trong những sinh vật to lớn bậc nhất hành tinh.

Đoạn video được ghi lại bằng một chiếc drone ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Nó cho thấy cảnh một con cá mập trắng dài 4m, đang tấn công cá voi lưng gù dài hơn 10m. Cuộc tấn công kéo dài khoảng 50 phút, trước khi cá voi lìa đời.

Theo Ryan Johnson - một chuyên gia sinh học hải dương, cách tấn công của con cá mập có tính chiến lược và sự tàn nhẫn ở mức cao. Đầu tiên, nó tấn công vào các động mạch ở những phần đuôi - nơi dễ tổn thương nhất của cá voi, trước khi đẩy đối thủ nổi lên mặt nước và khiến nó không thể thở được.

Cách tấn công của con cá mập có tính chiến lược và sự tàn nhẫn ở mức cao.Cách tấn công của con cá mập có tính chiến lược và sự tàn nhẫn ở mức cao.

Trên thực tế, cá voi lưng gù cũng không phải dạng vừa. Chúng vẫn thường xuyên tấn công cá mập, và rất hiếm khi trở thành nạn nhân. Tuy nhiên lần này, có vẻ con cá voi xấu số đang mắc một căn bệnh gì đó, khiến cơ thể yếu đi và khó lòng chống cự lại một cỗ máy chiến đấu như cá mập trắng.

Được biết, con cá mập trắng trong video là cá cái, có tên là Helen, đã được gắn chip theo dõi từ năm 2013 trong nghiên cứu của chính Johnson.

"Nó tấn công một cách cực kỳ chiến lược, không một chút ngần ngại, như thể nó biết mình phải làm gì. Phát cắn đầu tiên nhắm đến đuôi, để cá voi không thể di chuyển linh hoạt nữa. Cô ả xé toạc mạch máu, và máu ngay lập tức tuôn ra như suối".

Cá voi lưng gù

Đáng chú ý, cá mập Helen sau khi cắn thành công đã rút ra để chờ đợi. Sau khoảng 30 phút khi cá voi yếu đi vì mất máu, nó tiếp tục lao vào cắn xé. Johnson thuật lại, kể từ lúc đó con cá voi không thể lặn được nữa, chịu đựng một cái chết đau đớn trong gần 1h.

"Helen tỏ ra rất thuần thục, nó khiến tôi tò mò không rõ cô ả từng có kinh nghiệm, hay đơn giản chỉ là bản năng khi thấy đối thủ trong thể trạng không tốt" - Johnson nhận định.

Theo Johnson, đây là video đầu tiên cho thấy cảnh một con cá voi lưng gù trưởng thành bị cá mập sát hại. Thông thường, sự chênh lệch về kích cỡ giữa cá voi lưng gù trưởng thành và cá mập sẽ giúp chúng an toàn. Thậm chí, đuôi của cá voi lưng gù dù dễ tổn thương nhưng vẫn cực khỏe, đủ để khiến mọi kẻ thù ngán ngại. Dẫu vậy thì vào năm 2015 cũng đã có video tương tự, nhưng là một con cá voi còn non, và nó bị quây bởi một nhóm 20 con cá mập khác.

Những năm gần đây, cá mập trắng và cá voi đang có xu hướng đụng độ thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các vùng biển của Nam Phi lại hơi vắng bóng chúng, dù đã từng là nơi cá mập phát triển rất thịnh vượng. Kể từ năm 2018, Vịnh False tại Cape Town mới chỉ ghi nhận một trường hợp cá mập trắng xuất hiện, nhưng với vai trò con mồi của một đàn cá voi sát thủ.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ