Danh sách bài viết

Liệu có tồn tại kim cương dưới đáy đại dương không?

Cập nhật: 16/05/2021

De Beers Group là một "đế chế kim cương" trên toàn cầu khi được coi là đơn vị đặt nền móng cho ngành công nghiệp khai thác kim cương. Năm 1991, doanh nghiệp này bất ngờ mua quyền sở hữu 7.770km2 phần đáy biển Đại Tây dương gần bờ biển Namibia. Tại sao vậy?

Carbon là một nguyên tố vô cùng linh hoạt, được tìm thấy trong bầu khí quyển của Trái đất và cũng được trưng bày trong các cửa hàng trang sức. Kim cương được tạo ra từ các nguyên tử Carbon đã chịu nhiệt độ và áp suất cực cao.

Bên trong một viên kim cương, mỗi nguyên tử Carbon riêng lẻ chia sẻ một liên kết mạnh mẽ với 4 nguyên tử khác. Điều này giúp cho kim cương trở thành một vật thể cứng một cách kỳ lạ. Sự thực là trong tự nhiên, kim cương được coi là vật liệu cứng nhất thế giới.

Các tiểu hành tinh khi va vào trái đất tạo ra một nhiệt độ và áp suất đủ mạnh để tạo ra kim cương. Tuy nhiên, những viên kim cương như vậy khá hiếm. Bạn có thể tìm thấy kim cương ở sâu dưới lòng đất nhưng theo các nhà khoa học, chúng cũng có thể tồn tại dưới đáy các đại dương. Đó có thể là lý do vì sao De Beers Group mua lại 7770km2 phần đáy biển Đại Tây Dương gần bờ biển Namibia.

im cương được tạo ra từ các nguyên tử Carbon đã chịu nhiệt độ và áp suất cực cao.
im cương được tạo ra từ các nguyên tử Carbon đã chịu nhiệt độ và áp suất cực cao.

Nhiều viên kim cương được tìm thấy cho đến nay chứa một lượng nhỏ muối. Trong nhiều năm, các nhà địa chất đã tự hỏi rằng liệu điều này có phải là do nó bắt nguồn từ đáy biển hay không.

Một nghiên cứu vào năm 2019 đã củng cố giả thuyết này. Khi trộn trầm tích biển và peridotit trong nhiệt độ cao và áp suất cực lớn trong môi trường phòng thí nghiệm, chúng ta sẽ nhận được một thứ trông giống như muối bị mắc kẹt bên trong một số viên kim cương.

Nhiều chuyên gia cho rằng thí nghiệm kể trên chứng tỏ hầu hết kim cương ra đời sau khi các khối đáy biển bị kéo vào lớp phủ trái đất thông qua kiến tạo mảng. Một số khoáng chất lấy từ đại dương trong quá trình này kết tinh thành đá quý. Các vụ phun trào núi lửa sau đó đưa kim cương lên bề mặt hành tinh.

Lễ khánh thành một tàu thăm dò kim cương trị giá 157 triệu USD.
Lễ khánh thành một tàu thăm dò kim cương trị giá 157 triệu USD.

Hiện tại, nghiên cứu kể trên không giải thích được tại sao De Beers và các nhóm khai thác khác lại đang săn tìm kim cương ngoài khơi bờ biển châu Phi. Tuy nhiên, từ lâu các công ty khai thác đã săn lùng kim cương dưới đáy đại dương. Những viên kim cương quý hiếm được đưa ra biển theo một dòng sông có tên Orange. Trong hàng triệu năm qua, nó đã lấy kim cương từ các mỏ đất liền, chuyển chúng đi khắp nơi trên lục địa Phi và mang cả mang đại dương nữa.

Từ những năm 1960, nhiều nhóm săn tìm kho báu đã tiến hành nạo vét kim cương ở các đường bở biển phía tây bắc Nam Phi và nam Namibia. Năm 2018, gần 75% tổng sản lượng kim cương của Namibia đến từ các hoạt động khai thác trên đại dương.

Tàu khai thác kim cương hoạt động ngoài khơi Đại Tây Dương.
Tàu khai thác kim cương hoạt động ngoài khơi Đại Tây Dương.

Hầu hết những viên kim cương lấy từ đại dương được khai thác ở độ sâu khoảng 120 - 140 mét dưới mực nước biển. Các trầm tích từ đáy đại dương được hút lên tàu và sau đó nhiều loại máy móc được sử dụng để tác những viên đá quý ra.

Máy bay không người lái và tàu ngầm 2 người đều đã được sử dụng để giúp các con tàu tìm kiếm kim cương dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, các chiến dịch nạo vét như vậy có thể gây ra hậu quả lâu dài với động vật dưới nước. Nhiều nhà khoa học cho rằng việc khai thác này có thể khiến môi trường sống của các loài động vật dưới nước phải mất nhiều thập kỷ mới có thể phục hồi được.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ