Danh sách bài viết

Loài lai lợn rừng nhiễm phóng xạ xâm chiếm Fukushima

Cập nhật: 22/04/2021

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà khi tìm hiểu tác động đối với động vật hoang dã sau thảm họa năm 2011.

Một loài lai giữa lợn rừng hoang dã và lợn nhà đang xuất hiện tràn ngập Fukushima. Nghiên cứu di truyền xác nhận lợn rừng lai chéo với lợn nhà chạy trốn từ những trang trại địa phương trong vùng bị bỏ hoang sau khi động đất và sóng thần gây ra thảm họa năm 2011 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến 160.000 người mất chỗ ở.

Lợn có đốm là kết quả do sự lai chéo giữa lợn rừng nhiễm phóng xạ và lợn nhà.
Lợn có đốm là kết quả do sự lai chéo giữa lợn rừng nhiễm phóng xạ và lợn nhà. (Ảnh: Hiroko Ishiniwa).

Trong nhiều năm, thợ săn theo dõi lợn nhiễm phóng xạ có số lượng lên tới hàng trăm con và ghi nhận nồng độ nguyên tố phóng xạ caesium-137 cao gấp 300 lần mức an toàn. Các nhà khoa học ở Đại học Fukushima sử dụng xét nghiệm di truyền để tìm hiểu tác động của phóng xạ lên động vật hoang dã trong vùng kiểm tra ADN.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, kết luận không có đột biến di truyền, nhưng thay vào đó nhóm nghiên cứu bất ngờ phát hiện lợn rừng giao phối với lợn nhà. "Sự xâm lấn sinh học" này bắt đầu sau khi lợn rừng từ các vùng núi xung quanh chuyển dần vào những thị trấn không người ở, gặp lợn nhà chạy rông do nông dân bị buộc phải sơ tán khỏi khu vực. Nhà chức trách địa phương dỡ bỏ rào ngăn khu vực phải tránh xa (exclusion zone) năm 2018, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc lấy lại một số vùng đất từ lợn rừng, vốn đã trở nên không sợ người.

Các nhà khoa học phân tích trình tự di truyền của 338 con lợn rừng thu thập từ năm 2006 đến 2018 trên khắp cả vùng và nhận thấy ít nhất 18 con lợn thể hiện sự xâm lấn sinh học đối với gene lợn nhà. Chúng được nhận dạng là lợn rừng về hình thái nhưng có kiểu gene đơn bội của lợn nhà châu Âu. Tần suất của kiểu gene này vẫn ổn định từ khi phát hiện lần đầu tiên năm 2015. Kết quả hé lộ sự pha tạp di truyền đang diễn ra trong quần thể lợn rừng do lợn nhà để sổng.

Nghiên cứu còn phát hiện ngày càng nhiều con lai của lợn rừng - lợn nhà xuất hiện ngoài phạm vi khu vực nhiễm phóng xạ ở Fukushima và gene lợn nhà đang du nhập vào quần thể lợn rừng nói chung. Nhóm nghiên cứu nhận định cần tiếp tục theo dõi di truyền để ghi chép sự phân tán của gene lợn nhà trong quần thể lợn rừng hoang dã.

Tuy nhiên, Donovan Anderson, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định gene lợn nhà nhiều khả năng sẽ loãng đi sau mỗi thế hệ. Những thay đổi về hành vi hiện nay đến từ sự vắng mặt của con người, nhờ đó lợn rừng nhanh chóng xâm chiếm các khu vực bỏ hoang. Anderson cho rằng lợn nhà không thể sống sót trong tự nhiên, nhưng lợn rừng lại phát triển mạnh ở thị trấn bỏ hoang bởi chúng quá mạnh khỏe.

Việc con người sơ tán khỏi khu vực dẫn tới những khoảng đất lớn trong vùng tái mọc hoang. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Số lượng gấu, hươu, bò bison, chó sói, linh miêu và ngựa tăng gấp nhiều lần từ khi khu vực bị bỏ hoang vào năm 1986. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chú ý ếch sống trong khu vực phong tỏa có màu sắc sẫm hơn những con ếch bên ngoài, chứng tỏ lượng melanin cao hơn có thể giúp chúng chống chịu bức xạ tốt hơn.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ