Danh sách bài viết

Loài ốc "mặc áo giáp"

Cập nhật: 29/05/2021

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thuỵ Điển đã phát hiện ra một trong những loài ốc dị thường nhất thế giới. Chúng có một lớp vảy cứng bằng sắt móc chặt vào nhau, tạo thành một tấm áo giáp kiên cố che phủ thân mình và phần dưới chân.

Loài ốc mới được phát hiện tại các miệng phun thuỷ nhiệt thuộc Ấn Độ Dương. Theo Anders Waren, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện ra loài ốc lạ, "con quái vật tí hon" này là động vật đầu tiên trên thế giới có bộ phận cơ thể "làm bằng" sulfur sắt. Khi ông dùng kẹp sắt để kiểm tra vảy của con ốc biển, chúng liền dính luôn vào kẹp. Nhờ thế, ông mới biết rằng vảy ốc được làm bằng sắt và bị nhiễm từ. Theo nhóm nghiên cứu, "áo giáp" của ốc giúp chúng tự bảo vệ trước những loài ăn thịt cùng sống trong miệng phun. Trước những tấm vảy chắc chắn, loài ốc chuyên săn mồi bằng cách tiêm nọc độc vào con mồi cũng phải chào thua.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một chiếc tàu ngầm điều khiển từ xa để thám hiểm các miệng phun thuỷ nhiệt tại Ấn Độ Dương. Miệng phun thuỷ nhiệt là những ống ngầm dưới nước, được mệnh danh là "con nghiện đen" vì thường xuyên phun ra những dòng nước đen ngòm, nóng tới 400oC. Tuy nhiệt độ cao nhưng nước không sôi được do áp suất dưới đáy biển rất lớn, cao gấp 250 lần so với trên mặt biển. Nước ở gần miệng phun nguội hơn, mang nhiều khoáng chất (khiến cho nước có màu đen), trong đó có cả thành phần tạo nên "áo giáp" của ốc biển.

Đối với động vật hiện đại ngày nay, cấu trúc cơ thể của loài ốc biển này thực sự là một "mẫu trang phục" kỳ lạ. Tuy nhiên, đối với nhiều động vật nguyên thuỷ, đặc biệt là ở Kỷ Cambri (cách đây 540-500 triệu năm), vảy lại là "thời trang". Nhưng kết quả xét nghiệm gene và giải phẫu học cho thấy rằng, ốc "mặc áo giáp" có mối quan hệ rất gần gũi với ốc hiện đại. Điều này có thể khiến những người giàu trí tưởng tượng nghĩ ngay đến sự xuất hiện của một chiến binh La Mã lỉnh kỉnh giáp mũ bên bờ Hồ Gươm nhộn nhịp...

Thành phần vảy ốc có chứa 2 khoáng chất sulfur sắt là pyrite và greigite. Do cấu tạo sulfur thường thiếu ổn định nên chúng ta hiếm khi nhìn thấy chúng trên cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, hợp chất sắt và sulfur lại xuất hiện rất nhiều ở những vùng biển giàu khoáng chất tại các hệ sinh thái có miệng phun thuỷ nhiệt, vì thế có thể hiểu được tại sao ốc ở đây lại có vảy bằng sulfur sắt.

Callum Roberts, chuyên gia nghiên cứu động vật thân mềm thuộc ĐH York (Anh), cho biết: "Miệng phun thuỷ nhiệt là nơi trú ngụ của quần thể động vật độc đáo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa, thích nghi, và lịch sử về cuộc sống nguyên thuỷ trên trái đất. Đây chính là một hệ sinh thái tự nhiên phong phú mà chúng ta cần phải hết sức nâng niu, bảo vệ, như chúng ta từng bảo vệ vườn quốc gia trên mặt đất".


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ