Danh sách bài viết

Lợi và hại của phương pháp phẫu thuật cận thị “không chạm” mới ở Việt Nam

Cập nhật: 17/10/2020

Không chạm" không có nghĩa là không chạm và không đau.

Ngày nay, nhiều người mắc tật khúc xạ về mắt thường có mong muốn phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, giữa một rừng các phương pháp có cái tên lạ lẫm như: LASIK, Femto LASIK, SMILE, LASEK, TransPRK..., chọn cho mình một phẫu thuật phù hợp nhất không phải điều mà ai cũng có thể làm được.

Gần đây, ở Việt Nam lại mới xuất hiện thêm một loại hình phẫu thuật mới, được nhiều người quan tâm. Có tên gọi là SmartSurfACE, phương pháp này được mệnh danh là “phẫu thuật mắt mà không cần chạm vào mắt”.

Nghe là vậy, nhưng sự kì diệu trong phương pháp mổ SmartSurfACE đến từ đâu? Liệu những điều bạn tưởng tượng khi thoạt nghe về "phẫu thuật mắt không chạm" có đúng là sự thật? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:

 SmartSurfACE, phương pháp này được mệnh danh là “phẫu thuật mắt mà không cần chạm vào mắt”.
SmartSurfACE, phương pháp này được mệnh danh là “phẫu thuật mắt mà không cần chạm vào mắt”.

Tại sao phẫu thuật mắt nhưng không cần “chạm” vào mắt?

Không chạm, "touch-free" hay “no touch” là những từ dùng để miêu tả một loại hình phẫu thuật điều trị tật khúc xạ mắt. Trong đó, các bác sĩ chỉ sử dụng duy nhất một tác nhân là tia laser, tác động lên bề mặt phía ngoài của giác mạc.

Trong khi, một cú chạm được định nghĩa là khi hai bề mặt của hai vật tiếp xúc với nhau. Bản thân tia laser không có bề mặt nào như dao mổ. Cho nên, phẫu thuật chỉ sử dụng tia laser, theo nghĩa đen, hiển nhiên là một phẫu thuật “không thể chạm”.

Loại hình phẫu thuật này phân biệt với một dạng phẫu thuật mắt khác là thủ tục “flap”. Trong đó, ngoài tia laser thường đòi hỏi thêm dụng cụ phẫu thuật (dao, kẹp nhíp...), để thao tác (cắt, nạo, gạt...) lên bề mặt và cả phía chất nền trong giác mạc.

Một phương pháp phẫu thuật mắt phổ biến, LASIK thuộc nhóm thủ tục “flap”, trong đó các bác sĩ dùng dao vi phẫu hoặc tia laser (với Femto LASIK và SMILE LASIK) cắt một vạt gần tròn trên giác mạc, chỉ chừa lại duy nhất một bản lề.

Sau đó, họ tạm lật vạt tròn sang một bên như một chiếc nắp (flap), cho phép tia laser đi vào bào mòn phần bên trong giác mạc, nhờ đó, khắc phục các tật về mắt như cận, viễn, loại thị. Khi laser kết thúc công việc, vạt tròn được lật về vị trí cũ, nhưng vết cắt thì không cần phải khâu lại.