Danh sách bài viết

Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu

Cập nhật: 13/05/2021

Khác với loài rắn Hổ mang chúa kịch độc cắn khiến nạn nhân suy hô hấp, suy tim và liệt cơ mà chết, rắn lục Boomslang lại tiêm chất độc khiến nạn nhân chảy máu nội tạng, phọt máu ra ngoài bất cứ lỗ thông nào của cơ thể như mắt, mũi, chân răng và cả đường tiết niệu dẫn đến tử vong.

Rắn lục Boomslang (có tên khoa học Dispholidus typus) là một loài rắn kịch độc có chiều dài trung bình khoảng 100-160cm, có con dài tới 183cm.

Loài rắn này có mắt khá lớn, đầu hình quả trứng, con đực có màu xanh lá cây sáng với đầu pha màu xanh và đen, con cái có thể có màu nâu, có các răng nanh dài 3-5mm và đường kính gần 0,5mm. Đặc biệt loài rắn này lại có thị giác khá tốt ngang ngửa với người bình thường.

Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu
Một con rắn đực Boomslang có chất độc đáng sợ.

Loài rắn Boomslang chủ yếu ăn các loại động vật lưỡng cư nhỏ như thằn lằn, cóc, thỉnh thoảng ăn một số động vật có vú nhỏ, chim và trứng chim bằng cách nuốt chửng. Những trường hợp người bị Boomslang cắn trước đó được ghi nhận rất ít. Thậm chí vào đầu những năm 1950 người ta vẫn nghĩ rằng loài rắn này là vô hại đối với con người.

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận người bị chết do rắn lục Boomslang cắn là Karl P.Schmidt từ vườn thú Lincoln Park Zoo ở Chicago. Ông bị con rắn Boomslang non cắn một vết nhỏ vào ngón tay khi đang kiểm tra vườn thú. Nhưng cái chết của Schmidt thực sự gây sốc bởi cơ chế hoạt động âm thầm của độc tố do loài rắn Boomslang gây ra. Sau khi bị cắn nạn nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường nhưng từ sau 24 giờ bị cắn ông bị hôn mê, tổn thương não và chết.

Donovan, một chuyên gia về rắn, người mô tả cái chết của Schmidt do bị rắn Boomslang cắn trên Tạp chí Bò sát (Reptiles Magazine), nói rằng: “cái chết của Schmidt làm thay đổi nhận thức của chúng tôi về Boomslang, và kết quả phân tích cuối cùng về nọc độc của nó được tìm thấy là một loại độc tố, nếu không muốn nói là rất độc, được dẫn qua rất nhiều răng nanh phía trước của nó. Ngày nay, Boomslang được xếp vào hàng một trong những loài rắn độc nhất Châu Phi”.

Đáng chú ý, độc tố của rắn lục Boomslang không chỉ gây ra những triệu chứng bên ngoài như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, lo lắng bồn chồn mà nó còn gây ra chứng rối loạn đông máu. Nguyên nhân do nọc độc của rắn chứa chất hemotoxin, một hóa chất có thể phá hủy các tế bào màu đỏ, gây rối loạn đông máu, sụt giảm chức năng nội tạng và thoái hóa mô.

Mãng xà kịch độc cắn khiến nạn nhân đi tiểu ra máu
Rắn lục Boomslang dựng đứng như cành cây mai phục con mồi.

Kinh hoàng hơn, nạn nhân khi bị chất độc phát tác sẽ khiến xuất huyết não và cơ, đồng thời làm cho máu ở bên trong có thể rỉ ra tất cả các lỗ thông trên cơ thể, như nướu răng, mũi, mắt, tai, và thậm chí ngay cả khi nạn nhân vô tình bị một vết thương nhỏ nhất. Không những thế máu cũng sẽ chảy ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, nôn mửa và cứ thế khiến nạn nhân chết.

Rắn lục Boomslang có thể mở rộng miệng tới 170 độ để tấn công vào tay và chân người. Tuy nhiên điều nguy hiểm ở chỗ, chất độc từ vết cắn của nó thường âm thầm phát tác trong một thời gian dài khiến không ít người không biết rõ về loài rắn này chủ quan không cứu chữa kịp thời.

Chỉ sau vài giờ, thậm chí là một ngày, nạn nhân mới bắt đầu thấy có triệu chứng, thậm chí có nạn nhân báo cáo mình nhìn thấy một “đốm vàng” có thể do chảy máu trong mắt gây ra.

Được biết Boomslang là một loài rắn bản địa ở vùng phụ cận Sahara, Châu Phi. Ngoài khả năng độc tố kinh hoàng, Boomslang cũng được biết đến là loài rắn có khả năng ngụy trang săn mồi điệu nghệ. Nó có thể dựng đứng chẳng khác gì cành cây để mai phục con mồi.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ