Danh sách bài viết

Mỗi ngày 2-3 ca nghi ngờ MERS đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới

Cập nhật: 25/09/2021

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận mỗi ngày 2-3 bệnh nhân nghi ngờ MERS đến khám, song chưa ghi nhận trường hợp bệnh nào.

    Bệnh viện Nhiệt đới tiếp 2 - 3 bệnh nhân nghi ngờ MERS đến khám

    Sáng 18/6, trước tình hình dịch MERS-CoV tại Hàn Quốc tiếp tục gia tăng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã yêu cầu các bệnh nhân khi đến khám phải đeo khẩu trang. Bệnh viện cũng bố trí 2 phòng riêng biệt ngoài khu khám bệnh để tiếp nhận những trường hợp đến khám vì nghi ngờ. Những ca cần theo dõi thì đi cầu thang bên cạnh lên khu cách ly trên tầng 2.

    Mỗi ngày 2-3 ca nghi ngờ MERS đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới
    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS-CoV tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: N.Phương.)

    Hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 2-3 ca nghi ngờ, chủ yếu đi về từ Hàn Quốc. Hầu hết người dân có ý thức khi biểu hiện sốt đi về từ vùng dịch đều tự đến khám, đề nghị được cách ly. Một nửa số ca sốt nghi ngờ âm tính với MERS nhưng dương tính với cúm. Cơ sở 2 của bệnh viện tại Đông Anh cũng đã hoạt động, có 4 ca nghi ngờ được cách ly và bệnh viện tổ chức xe đưa về cơ sở 1. Bệnh viện cũng chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, kể cả thuốc gamma globulin - bệnh gây suy giảm miễn dịch; phương án điều trị như bên Hàn Quốc.

    Giáo sư Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã tập huấn, nhắc nhở toàn bộ nhân viên trong bệnh viện tăng dự phòng gồm khẩu trang, sát khuẩn. Các ca nghi ngờ MERS sẽ được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trong tình huống số ca mắc tăng lên, bệnh viện sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân. Khoa Truyền nhiễm là nơi tiếp nhận đầu tiên, ca nặng sẽ chuyển hồi sức tích cực, chống độc; dịch lan rộng thì các khoa khác cũng sẽ được giải tỏa.

    Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1/6 đến nay thành phố đã tổ chức giám sát 988 chuyến bay với gần 130.000 hành khách đến từ các nước có dịch. Trung tâm y tế các quận/ huyện phân công cán bộ y tế nắm chắc địa điểm hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch MERS đến lưu trú.

    Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, các trung tâm y tế đã tổ chức giám sát tình trạng sức khỏe của hơn 2.000 trường hợp hành khách đến từ các quốc gia có dịch, 4 trường hợp qua theo dõi có hiện tượng ho, sốt đã được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Mặt khác, thành phố đã tổ chức tập huấn kiến thức cho 65 đội phòng chống dịch cơ động; tập huấn cho các bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nếu có... Tuy nhiên, một số bệnh viện như Bệnh viện Bắc Thăng Long thì khoa truyền nhiễm vẫn chưa đạt tiêu chuẩn để có thể cách ly điều trị bệnh nhân.

    Mỗi ngày 2-3 ca nghi ngờ MERS đến khám tại Bệnh viện Nhiệt đới
    Phòng khám chuyên tiếp nhận những ca sốt nghi ngờ MERS. (Ảnh: N.Phương.)

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao công tác phòng chống MERS của Hà Nội. Thứ trưởng lưu ý thành phố cách ly trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân nếu có phải chặt chẽ hơn, có phương án cụ thể hơn từ hình thức cách ly tại gia đình, cộng đồng cho đến cơ sở y tế, thậm chí cần thiết có thể trưng dụng cả khu chung cư để cách ly bệnh nhân.

    Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên nhân dịch lan rộng tại Hàn Quốc theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới là sự thiếu nhận thức của cán bộ y tế, cộng đồng và tình trạng lây nhiễm trong bệnh viện. Từ ca đầu tiên, bệnh lây nhiễm sang cán bộ y tế, người nhà, người bệnh khác trong bệnh viện, đến nay Hàn Quốc đã có 21 ca tử vong. Vì thế, mục tiêu quan trọng là chống nhiễm khuẩn.

    “Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là nơi điều trị chính, nếu có ca bệnh thì chuyển ngay sang cơ sở 2 cách ly, trang thiết bị y tế và bác sĩ từ đây không được lên cơ sở 1 để tránh lây lan. Không chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bạch Mai vì nơi đây đông bệnh nhân và người nhà”, Bộ trưởng Tiến nói.

    Bộ trưởng cho rằng Hà Nội có rất nhiều người Hàn Quốc ở và công tác. Vì thế, công tác truyền thông phối hợp rất quan trọng. Các biện pháp ngăn chặn dịch phối hợp từ cửa khẩu, cộng đồng (nhà), cơ sở y tế phải triển khai để ngăn dịch ngay nếu có xâm nhập vào Việt Nam. Dịch SARS những năm trước là một ví dụ, người đầu tiên đã mang mầm bệnh từ nước ngoài về và lây lan trong bệnh viện. Do đó, công tác cách ly trong bệnh viện cũng hết sức quan trọng. Dịch sởi đầu năm 2014 là một bài học, việc tổ chức cách ly không tốt đã dẫn đến tình trạng lây chéo.

    Tổ chức Y tế Thế giới chưa khuyến cáo hạn chế du lịch, song Bộ trưởng khuyên người dân nên hạn chế đi du lịch đến vùng đang có dịch bệnh này như Trung Đông, Hàn Quốc.


    Nguồn: /

    Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

    Y tế - Sức khỏe

    Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

    Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

    Y tế - Sức khỏe

    Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

    Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

    Y tế - Sức khỏe

    Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

    Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

    Y tế - Sức khỏe

    Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

    Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

    Y tế - Sức khỏe

    Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

    5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

    Y tế - Sức khỏe

    Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

    Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

    Y tế - Sức khỏe

    Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

    Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

    Y tế - Sức khỏe

    Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

    Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

    Y tế - Sức khỏe

    Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

    Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

    Y tế - Sức khỏe

    Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...