Danh sách bài viết

Mỹ khuyên những người sinh trước năm 1989 nên tiêm lại vắc-xin sởi

Cập nhật: 18/10/2020

Mỹ đang rơi vào kỷ nguyên đen tối nhất của dịch sởi kể từ khi căn bệnh này bị loại bỏ khỏi nước Mỹ năm 2000. Phần lớn nạn nhân là những trẻ em không tiêm phòng, thậm chí là một số người đã được tiêm vắc-xin sởi khi còn nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh, tùy thuộc vào độ tuổi.

Vắc-xin sởi

Đầu tháng 4/2019, các cán bộ y tế công cộng của Israel đã báo cáo trường hợp một phụ nữ Israel 43 tuổi rơi vào tình trạng hôn mê sâu do nhiễm trùng sởi, một biến chứng hiếm gặp của bệnh. Israel hiện đang phải vật lộn với dịch sởi bùng phát, và giống như ở Mỹ, phần lớn là do lây truyền giữa nhóm người không được tiêm chủng (người phụ nữ là một tiếp viên hàng không, thường xuyên bay qua lại giữa Mỹ và Israel, vì vậy cô có thể đã bị mắc bệnh từ một trong hai nước). Nhưng bản thân người phụ nữ này đã được tiêm phòng, nên tình trạng của cô không đến mức nặng như nhiều người mới mắc hiện nay.

Ngày nay, trẻ em được tiêm hai liều sởi kết hợp, quai bị và rubella, hay còn gọi là vắc-xin MMR, bắt đầu từ khi lên một tuổi. Tuy nhiên, những năm 1980, người dân tại Mỹ và các quốc gia khác chỉ được tiêm một mũi. Chỉ đến năm 1989, sau một loạt các đợt dịch, các chuyên gia y tế công cộng ở Mỹ đã thông qua quy trình tiêm MMR hai liều. Vắc-xin MMR, giống như rất nhiều loại khác, không có hiệu quả hoàn toàn đối với bệnh sởi ngay cả với hai mũi tiêm (hiệu quả 97%), nhưng dù sao vẫn tốt hơn một mũi (hiệu quả 93%).

Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người sinh trước năm 1989 cần ngay lập tức đi tiêm vắc-xin MMR một lần nữa. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) chỉ khuyến cáo những người được tiêm vắc-xin trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến 1967 nên được tiêm vắc-xin MMR hiện tại, vì loại vắc-xin cũ không thực sự hiệu quả. CDC cũng khuyến nghị rằng những người trưởng thành chưa tiêm chủng nên tiêm ít nhất một lần để được bảo vệ.

Chúng ta biết rằng khả năng miễn dịch bằng vắc-xin đối với bệnh sởi có thể suy yếu trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau đó, ngay cả ở những người đã tiêm hai mũi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự bùng phát của bệnh quai bị ở những người trẻ tuổi có thể liên quan đến khả năng miễn dịch suy giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều, dẫn đến một số nhà khoa học kêu gọi tiêm nhắc lại lần thứ ba vào năm 18 tuổi. Trong khi đó, CDC cho biết các cán bộ y tế công cộng có thể đề nghị tăng cường tiêm lần thứ ba cho những người có nguy cơ mắc quai bị, chẳng hạn như những người sống gần ổ dịch.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sống ở một khu vực hiện đang có dịch sởi? Từ những gì chúng ta biết, không có nhiều lợi ích từ việc tiêm thêm mũi tiêm MMR thứ ba cho bệnh sởi. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tiêm một mũi MMR (hoặc không nhớ thời gian tiêm chủng của mình), thì bạn nên đến hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc-xin, đặc biệt khi bạn sinh sống ở nơi dịch bệnh đang hoành hành.


Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...