Danh sách bài viết

Những bài thuốc chữa bệnh từ quả nhót

Cập nhật: 11/08/2021

Nhót thường được trồng lấy quả để ăn và nấu canh, phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Lá, rễ và quả nhót đều có công dụng làm thuốc.

Bài viết của bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - về quả nhót và các vị thuốc tự nhiên từ loại quả này với sức khỏe của con người.

Cây nhót hay cây lót, hồ đồi tử, tên khoa học là Elaeagnus latifolia L., thuộc họ Nhót Elaegnaceae. Thân của loài cây này mềm, có khi có gai. Lá cây hình bầu dục mọc so le.

Hoa nhót không tràng, chỉ có 4 lá đài. Quả nhót hình bầu dục, khi chín có màu đỏ tươi, trên quả phủ nhiều lông trắng hình sao, vị chua.

Khi sử dụng nhót, cần tránh nhầm lẫn với vị thuốc nhót tây, còn gọi là nhót Nhật Bản, hay tỳ bà diệp. Nhót tây cao tới 6-8 m, mọc hoang và được trồng ở nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội... Loài này có lá dài 12-30 cm, răng cưa. Đây là điểm nổi bật để phân biệt với nhót.

Về thành phần hóa học, trong quả nhót có đến 92% là nước và nhiều thành phần khác như axit hữu cơ, tanin, saponozit, polyphenol.

Quả nhót có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thông thường.
Quả nhót có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh thông thường. (Ảnh: MP).

Tác dụng trong y học

Quả nhót có vị chua, chát, tính bình. Do đó, quả này có tác dụng trừ ho, suyễn, chống chảy máu, chữa tiêu hoá kém, lỵ, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét.

‎‎Lá nhót cũng có vị chua, tính bình, vô độc. Lá này có công dụng trong chữa các chứng phế hư khí đoản, suyễn, xuất huyết, ung nhọt.

‎‎Rễ cây nhót thường được đào vào tháng 9-10, phơi khô dùng dần. Rễ cây có vị chua, tính bình, tác dụng cầm máu, trị ho, trừ phong thấp, chữa rối loạn tiêu hóa, viêm thanh quản.

Ngoài ra, rễ cây nhót còn có tác dụng chữa các chứng ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, vàng da, tả lỵ, trẻ suy dinh dưỡng do tiêu hóa kém, yết hầu sưng đau. Bệnh nhân cũng có thể sắc rễ cây với nước để rửa, dùng ngoài da.

Cách dùng các bộ phận của cây nhót để chữa bệnh

Khi bị các chứng ho nói chung, người bệnh có thể sắc khoảng 30 g lá nhót tươi, thêm chút đường và uống. Còn với bệnh lao phổi, ho ra máu, người bệnh có thể dùng 24 g lá nhót tươi, 15 g đường cùng với nước sôi để hãm như nước trà, mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

  • Khi bị mụn nhọt sau lưng, các vết thương chảy máu: Dùng lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị thương.
  • ‎‎Bị ong đốt, rắn cắn: Dùng lá nhót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và pha thêm một ít rượu, sau đó lấy phần bã đắp vào chỗ bị thương.
  • Thổ huyết, đau họng, khó nuốt: Lấy khoảng 30 g rễ cây nhót sắc với nước uống.
  • ‎‎Khi bị phát cơn suyễn do nhiễm lạnh: Dùng khoảng 30 g rễ cây nhót sao đen, 15 g đường đỏ, sắc nước uống sau bữa ăn. ‎‎
  • Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Sắc 30-60 g rễ cây nhót, uống sau bữa ăn. ‎‎
  • Phong thấp, đau nhức: Dùng 120 g rễ cây nhót, 60 g hoàng tửu, 500 g chân giò, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm. Bệnh nhân ăn thịt và uống nước thuốc. Khi bị vàng da, dùng 15-18 g rễ cây nhót để sắc nước uống.

Quả nhót và rễ, lá của loài cây này có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày để chữa bệnh.
Quả nhót và rễ, lá của loài cây này có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày để chữa bệnh.

  • Sản hậu bị phù thũng (sưng nề, ứ dịch): Dùng 12 g rễ cây nhót và ích mẫu thảo để sắc lấy nước, thêm chút đường đỏ vào uống. ‎‎Với bệnh eczema (chàm), sắc rễ cây với nước, sau đó rửa chỗ bị bệnh.‎‎
  • Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: Dùng 20-30 g lá nhót tươi hoặc 6-12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400 ml nước. Đến khi còn 100 ml thì ngưng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, uống trước các bữa ăn 1,5 giờ và kéo dài 1-2 tuần đến khi hết các triệu chứng.
  • Trị ho, hen, khó thở: Có thể dùng 6-12 g quả nhót /ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.‎‎

Ai không nên ăn nhót?

Lá và rễ cây nhót không dùng cho phụ nữ có thai. Khi ăn quả nhót, quả càng chín, lớp bụi ρhấn bám bên ngoài càng mỏng, dễ chà hơn. Khi ăn, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn để tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.

Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát, mọi người cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dàу. Tính axit cao của loại quả này có thể làm tăng các cơn đau, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người có bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích không nên ăn.

Dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, người bệnh không nên tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây nhót mà cần sự thăm khám của thầy thuốc để có hướng điều trị phù hợp.


    Nguồn: /

    Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

    Y tế - Sức khỏe

    Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

    Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

    Y tế - Sức khỏe

    Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

    Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

    Y tế - Sức khỏe

    Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

    Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

    Y tế - Sức khỏe

    Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

    Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

    Y tế - Sức khỏe

    Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

    5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

    Y tế - Sức khỏe

    Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

    Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

    Y tế - Sức khỏe

    Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

    Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

    Y tế - Sức khỏe

    Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

    Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

    Y tế - Sức khỏe

    Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

    Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

    Y tế - Sức khỏe

    Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...