Danh sách bài viết

Nhụy hoa nghệ tây - Saffron có thật sự thần thánh như lời đồn?

Cập nhật: 13/10/2020

Là loại gia vị đắt nhất thế giới - có khi lên tới 65 USD/gr nhưng sao nhiều người vẫn săn lùng bằng được Saffron về để làm đẹp?

Dạo gần đây nhiều người xôn xao về "báu vật" vừa được dùng như 1 loại thảo dược lại vừa có công dụng như 1 loại gia vị đặc biệt. Hơn thế nữa, loại thảo dược này còn có công dụng thần thánh - khôi phục chất chống oxy hóa, ngăn ngừa khả năng gây bệnh ung thư... và còn cả làm đẹp nữa.

Và loại thảo dược được nhắc đến ở đây chính là Saffron (nghệ tây).

Saffron là gì?

Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa nghệ tây
Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa nghệ tây.

Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ - một loài cây lâu năm cho hoa vào mùa thu. Loài cây này thích ứng tốt với loại khí hậu đặc biệt của vùng đất Địa Trung Hải với những con gió mùa hè nóng và khô.

Chính vì vậy những quốc gia như Iran, Hy Lạp, Maroc và Kashmir được cho là thủ phủ của việc trồng và sản xuất saffron, đặc biệt là Iran khi đất nước này sản xuất 90% số nghệ tây trên toàn thế giới mỗi năm.

Nói đến Saffron, có lẽ điểm đầu tiên mà người ta ấn tượng chính bởi cái giá cao ngất ngưởng của chúng.

Đối với sản phẩm nghệ tây có chất lượng cao nhất, giá của nó có thể lên tới 65USD/gr (khoảng 1,4 triệu VND/gr). Và không sai khi nói rằng, nghệ tây đắt hơn rất nhiều thứ kim loại quý và được cho là "vàng đỏ".

Vậy tại sao Saffron lại có giá cao đến thế?

Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.
Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.

Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta cần phải xét đến cách người ta làm ra Saffron. Saffron chính là phần nhụy của bông hoa nghệ tây. Và bạn biết không, mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.

Để thu hoạch Saffron, người ta phải hái bằng tay từng sợi trong bông hoa, và để thu được 1kg nghệ tây sẽ cần phải hái từ 11.000 đến 17.000 bông hoa nghệ tây.

Việc thu hoạch này mất khoảng 40 giờ trong điều kiện bình thường - tức là tương đương với thời gian đi làm một tuần của công nhân viên chức chỉ để tạo ra 1kg thành phẩm chưa phân loại.

Sau khi phân loại, saffron được chia thành những loại như sau:

  • Negin: loại tốt nhất, được chọn từ những sợi nhụy chất lượng cao và đã cắt bỏ phần chân nhụy.
  • Sargol: thua Negin một chút khi dùng những sợi nhụy nhỏ và mảnh hơn.
  • Pushali: đây là loại không cắt bỏ phần chân nhụy màu vàng và phần thân trên màu đỏ để tăng trọng lượng, chất lượng cũng kém hơn hai loại trên.
  • Bunch: là loại được thu hoạch nguyên sợi nhụy, bó lại từng bó nhỏ nên khó kiểm tra được chất lượng sợi nhụy bên trong.
  • Konji (konge): chính là phần gốc được cắt bỏ từ loại negin và sargol.

Mỗi loại đều có giá thành khác nhau, tùy theo chất lượng và dao động từ khoảng 1.100 đến 11.000 USD/kg (khoảng 25 - 250 triệu VND/kg), biến saffron trở thành loại gia vị đắt nhất thế giới.

Nhưng Saffron "đắt có xắt ra miếng"?

Có khá nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, gia vị nghệ tây có nhiều công dụng với sức khỏe.

Nghiên cứu đăng tải trên Eurekalert chỉ ra rằng gia vị nghệ tây có tác dụng ngăn chặn các tác động của một loạt các hợp chất hóa học có khả năng gây ra căn bệnh ung thư và khôi phục các chất chống oxy hóa (như superoxide dismutase) có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.

Saffron được dùng như 1 thành phần của các loại mặt nạ khi có tác dụng giảm sắc tố, làm sáng da.
Saffron được dùng như 1 thành phần của các loại mặt nạ khi có tác dụng giảm sắc tố, làm sáng da.

Trước đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của nhụy hoa nghệ tây có công dụng chống lại trầm cảm, bệnh mất trí nhớ, hay đóng vai trò như một chất chống oxy hóa nữa.

Và gần đây nhất là việc chị em rỉ tai nhau công dụng làm đẹp của Saffron.

Theo đó, trong saffron có một loạt các loại thành phần hóa học như vitamin A, đồng, kali, sắt, kẽm, axit folic, và một số loại sắc tố tan trong dầu như alpha-carotene, beta-carotene...

Những thành phần này kết hợp với nhau tạo thành mùi vị, màu sắc, hương thơm đặc biệt của nghệ tây và có tác dụng đến sức khỏe, làn da người dùng.

Nói riêng về làm đẹp, Saffron được dùng như 1 thành phần của các loại mặt nạ khi có tác dụng giảm sắc tố, làm sáng da, đặc biệt là vùng da mặt và quầng thâm dưới mi mắt, cũng như làm mờ sẹo, vết thâm.

Chỉ cần trộn vài sợi nhụy hoa nghệ tây với một lượng mật ong vừa đủ dùng, massage hoặc đắp mặt 2 đến 3 lần/ tuần. Làn da sẽ thay đổi rõ rệt sau vài tháng sử dụng.

Ngoài ra, nhụy hoa nghệ tây còn có tác dụng dưỡng và làm giảm khô da: một trong những tác dụng đáng giá nhất của saffron chính là khả năng chống oxy hóa, chống vi khuẩn. Sử dụng mặt nạ húng quế và saffron sẽ có tác động tích cực lên những vùng da khô và nhiều mụn.

Cách phân biệt hàng thật hàng giả

Với giá trị kinh tế như vậy, hẳn nhiên saffron sẽ bị làm giả rất nhiều. Ngay từ thời Trung cổ, người ta đã phát hiện ra những trường hợp trộn lẫn saffron thật với tạp chất như củ cải đường, xơ quả lựu, lụa nhuộm đỏ... saffron dạng bột còn dễ làm giả hơn với các chất độn như bột nghệ, bột ớt...

Để phân biệt thật giả cho saffron dạng sợi, cách dễ nhất chính là dùng một vài sợi ngâm nước lạnh.
Để phân biệt thật giả cho saffron dạng sợi, cách dễ nhất chính là dùng một vài sợi ngâm nước lạnh.

Nếu là hàng giả, saffron sẽ tan rất nhanh vào nước nhưng lại không có mùi thơm đặc trưng, mùi cỏ cây, mật ong. Vò nhẹ sợi sau khi ngâm sẽ thấy mềm và tan ra.

Ngược lại, saffron thật cần đến 10 phút để ra màu đỏ cam, không lẫn màu trắng hay vàng và nước rất thơm. Sợi saffron khi cầm lên vò nhẹ thấy có độ dai nhất định và chỉ bị đứt đoạn chứ không tan.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ