Danh sách bài viết

Ong bắp cày sát thủ đến Mỹ - Ác mộng của những người nuôi ong

Cập nhật: 14/10/2020

Việc ong bắp cày khổng lồ châu Á được tìm thấy ở Mỹ làm dấy lên mối lo ngại rằng chúng có thể sinh sôi và giết sạch đàn ong bản địa.

Ông Ted McFall nhìn thấy một đống xác ong trên mặt đất từ cửa sổ xe tải khi đến kiểm tra các tổ ong mà mình nuôi gần Custer, Washington, Mỹ vào tháng 11.

Khi đến gần hơn, ông McFall thấy càng nhiều xác ong bên trong tổ. Hàng nghìn con ong bị đứt đầu và không thấy thủ phạm.

Trong nhiều thập kỷ nuôi ong, ông Ted McFall chưa bao giờ chứng kiến điều gì như vậy.

Những con ong mất đầu trong đàn ong của ông Ted McFall.
Những con ong mất đầu trong đàn ong của ông Ted McFall. (Ảnh: New York Times).

Hàm hình dạng như hàm cá mập

“Tôi không biết thứ gì gây ra điều này”, ông McFall nói với New York Times. Chỉ sau đó, ông mới nghi ngờ thủ phạm là thứ mà một số nhà nghiên cứu gọi là “ong bắp cày sát thủ”.

Với ong chúa có thể dài đến 5 cm, những con ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể sử dụng hàm có hình dạng như hàm cá mập để quét sạch một tổ ong trong vài giờ. Chúng cắt đầu những con ong và mang thân ong đi để nuôi con non.

Loại ong này cũng có nọc độc mạnh mẽ và ngòi đốt đủ dài để đâm thủng đồ bảo hộ nuôi ong. Vết đốt của chúng thường được các nạn nhân mô tả như kim loại nóng châm da.

Tại Nhật Bản, những con ong bắp cày này giết chết tới 50 người mỗi năm. Và bây giờ, chúng đã đến Mỹ.

Sinh vật ngoại lai nguy hiểm

Ông McFall vẫn không chắc những con ong bắp cày khổng lồ châu Á là thủ phạm. Nhưng mùa thu năm ngoái, hai con ong bắp cày đã được phát hiện ở phía tây bắc của bang Washington, cách trại ong của ông McFall vài km. Đây là lần đầu tiên những con ong này được phát hiện tại Mỹ.

Kể từ đó, các nhà khoa học đã bắt tay vào săn lùng những con ong này vì lo rằng loài sinh vật ngoại lai có thể tiêu diệt quần thể ong ở Mỹ và sinh sản nhiều đến nỗi không thể diệt trừ chúng nữa.

“Đây là cơ hội để chúng tôi ngăn chúng bắt đầu sinh sôi”, ông Chris Looney, nhà học tại Bộ Nông nghiệp bang Washington, nói. “Nếu chúng ta không làm được điều đó trong vài năm tới, việc này sẽ không thể thực hiện được nữa”.

Ông Chris Looney đặt xác một con ong bắp cày khổng lồ châu Á lên áo khoác
Ông Chris Looney đặt xác một con ong bắp cày khổng lồ châu Á lên áo khoác để cho thấy kích thước của nó. (Ảnh: New York Times).

Vào một buổi sáng đầu tháng 12, cách trại ong của ông McFall 4 km về phía Bắc, ông Jeff Kornelis phát hiện một con ong kỳ lạ dưới hiên nhà. “Đó là con ong bắp cày lớn nhất tôi từng thấy”, ông nói với New York Times.

Con ong đã chết và sau khi xem xét, ông Kornelis có linh cảm rằng nó có thể là một con ong bắp cày khổng lồ châu Á. Điều này có vẻ vô lý xét về vị trí địa lý của ông Kornelis. Tuy nhiên, ông đã xem một tập phim về con ong này trên YouTube.

Ngoài kích thước khác thường, con ong bắp cày này có một vẻ ngoài đặc biệt. Nó có đôi mắt hình giọt nước như nhân vật “người nhện”, sọc màu cam và đen dọc theo cơ thể như hổ, và đôi cánh như con chuồn chuồn nhỏ.

Ông Kornelis đã liên lạc với chính quyền bang và được xác nhận rằng đó thực sự là ong bắp cày khổng lồ châu Á. Ngay sau đó, họ biết rằng một người nuôi ong trong khu vực cũng đã tìm thấy một con ong tương tự.

Rõ ràng bang Washington phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, chỉ với hai xác ong và mùa đông sắp đến, gần như không thể xác định có bao nhiêu con ong bắp cày châu Á đã sinh sôi ở đây.

Một số con ong bắp cày khổng lồ châu Á cũng được phát hiện ở biên giới với Canada, khiến sự hoang mang ngày một tăng lên.

Săn lùng ong bắp cày khổng lồ châu Á

Vào tháng 11, một con ong bắp cày châu Á đã được phát hiện ở White Rock, British Columbia, Canada, cách nơi loại ong này được phát hiện ở Washington khoảng 16 km. Khoảng cách này quá xa để các con ong trên thuộc cùng một đàn.

Thậm chí trước đó, một tổ ong bắp cày được phát hiện trên đảo Vancouver, Canada. Nơi này cách một eo biển quá rộng để một con ong bắp cày bay ra từ đất liền.

Ông Conrad Bérubé, một người nuôi ong và nhà côn trùng học ở thị trấn Nanaimo, đảo Vancouver được giao nhiệm vụ tiêu diệt tổ ong bắp cày ở đây.

Ông Looney cầm bẫy ong tự chế và chuẩn bị mang chúng đặt lên cây ở Blaine.
Ông Looney cầm bẫy ong tự chế và chuẩn bị mang chúng đặt lên cây ở Blaine. (Ảnh: New York Times).

Ông Bérubé mặc đồ bảo hộ cẩn thận và lên đường vào ban đêm, khi những con ong bắp cày về tổ. Nhưng khi đến gần tổ ong, tiếng động và ánh đèn pin của ông đánh thức bầy ong trước khi ông có thể hun chúng bằng carbon dioxide. Và đó cũng là lúc ông cảm nhận vết chích đầu tiên.

“Giống như có những cái đinh nóng đỏ đâm vào da thịt tôi”, ông Bérubé nói với New York Times. Ông bị chích ít nhất bảy lần, một số vết chích còn chảy máu.

Ông Jun-ichi Takahashi, một nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto Sangyo, Nhật Bản, cho biết loài ong này có biệt danh “ong bắp cày sát thủ” vì các cuộc tấn công theo đàn của nó có thể tiêm vào người nạn nhân lượng nọc tương đương một con rắn độc và gây tử vong.

Đêm đó, ông Bérubé loại bỏ được tổ ong và lấy mẫu. Nhưng ngày hôm sau, chân ông đau nhức như thể ông bị cúm. Trong hàng nghìn lần bị chích khi làm việc, vết chích của ong bắp cày khổng lồ châu Á là đau đớn nhất, ông Bérubé nói.

Các quan chức đã ở Blaine, Mỹ, đã gửi một phần chân của mẫu ong tìm được ở đây và chuyển nó đến một chuyên gia ở Nhật Bản. Mẫu vật từ tổ ong ở Nanaimo, Canada cũng được gửi đi.

Kết quả xét nghiệm di truyền cho thấy ong ở Nanaimo và ở Blaine không liên quan đến nhau. Điều này nghĩa là có ít nhất hai đàn ong trong khu vực, bà Telissa Wilson, một nhà sinh vật học về những loài gây hại nói.

Gần đây, ông Looney đã đặt những chiếc bình trong suốt được chế tạo thành bẫy ong ở Blaine. Bẫy ong được bán trên thị trường quá nhỏ đối với loài ong bắp cày khổng lồ châu Á.

Ông đổ một ít nước cam pha với rượu gạo vào những cái bẫy. Những người khác pha nấm sữa kefir với nước và một số mồi nhử thử nghiệm. Họ hy vọng bắt được một con ong chúa đang tìm nơi xây tổ.

Xác một con ong bắp cày khổng lồ châu Á.
Xác một con ong bắp cày khổng lồ châu Á. (Ảnh: New York Times).

Ông Looney treo chúng trên cây và đánh dấu vị trí từng cái trên điện thoại của mình.

Trong khu vực mà ong có thể làm tổ ở nhiều nơi thế này, nhiệm vụ tìm kiếm và loại bỏ chúng là rất khó khăn. Làm thế nào để tìm một tổ ong có thể ẩn dưới lòng đất? Và tìm chúng ở đâu khi ong chúa có thể bay nhiều km một ngày, với tốc độ lên đến 32km/h?

Ông Looney cho biết ông và những người khác dự định đặt thêm hàng trăm bẫy trong những tháng tới. Các quan chức nhà nước cũng vạch ra kế hoạch đặt bẫy bắt đầu từ Blaine ra ngoài.

Hoạt động bên trong một tổ ong bắp cày khổng lồ châu Á có thể khiến nhiệt độ bên trong lên tới 30 độ C. Vì vậy, họ cũng đang tìm hiểu việc sử dụng hình ảnh nhiệt để kiểm tra các tầng rừng. Sau đó, họ cũng có thể thử các công cụ tiên tiến khác để theo dõi tiếng vo ve mà những con ong bắp cày tạo ra khi bay.

Nếu một con ong bắp cày bị mắc bẫy, ông Looney định gắn các thẻ nhận dạng tần số vô tuyến để theo dõi nó hoặc chỉ cần gắn một bộ truyền phát nhỏ và sau đó đi theo con ong bắp cày khi nó trở về tổ.

Hầu hết ong sẽ không thể bay khi bị gắn bộ phát tín hiệu. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề. Ong bắp cày khổng lồ châu Á đủ lớn để bay kèm những thứ này.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ