Danh sách bài viết

Phát hành vi sử dụng công cụ tinh vi ở kiến lửa

Cập nhật: 14/10/2020

Các nhà khoa học quan sát thấy một loài kiến lửa biết sử dụng cát để xây dựng cấu trúc hút nước đường từ nắp chai một cách hiệu quả.

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Functional Ecology hôm 7/10, các nhà khoa học nhấn mạnh đây là lần đầu tiên hành vi sử dụng công cụ phức tạp như vậy được báo cáo ở một loài kiến, cụ thể là loài kiến lửa đen (Solenopsis richteri).


Kiến lửa đen sử dụng cát làm công cụ hút nước đường. (Video: Scitech Daily).

"Chúng tôi biết một số loài kiến có khả năng sử dụng công cụ, đặc biệt là trong việc thu thập thức ăn dạng lỏng, nhưng đạt đến mức độ tinh vi như kiến lửa đen là chưa từng thấy và rất đáng kinh ngạc", Tiến sĩ Jian Chen từ Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một trong những tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.

Việc sử dụng công cụ ở sinh vật là dấu hiệu cho thấy sự phát triển phức tạp của não bộ. Hành vi này phổ biến ở linh trưởng và các loài chim nhưng ít được quan sát thấy ở động vật không xương sống như kiến.

Kiến lửa đen có nguồn gốc từ Nam Mỹ hiện là loài xâm lấn tại một số bang ở miền nam nước Mỹ. Bộ xương ngoài kỵ nước cho phép chúng nổi trên bề mặt nhưng trên thực tế, loài kiến này vẫn có nguy cơ chết đuối khi tiếp xúc với nước.

Trong nghiên cứu này, Chen cùng các cộng sự đã "tùy chỉnh" nguy cơ chết đuối của kiến lửa đen bằng cách thêm chất hoạt động bề mặt vào nước đường để kiểm soát sức căng bề mặt. Tiếp theo, họ cung cấp nhiều loại cát có kích thước hạt khác nhau và quan sát xem những con kiến làm thế nào để thu thập nước đường bên trong các nắp chai rộng 2,5 cm.

Cấu trúc hút nước được xây bằng cát bởi kiến lửa.
Cấu trúc hút nước được xây bằng cát bởi kiến lửa. (Ảnh: Aiming Zhou/Jian Chen).

Kết quả cho thấy khi chưa thêm chất hoạt động bề mặt, kiến lửa đen vẫn có thể nổi và kiếm ăn trực tiếp trên mặt nước. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu tăng nguy cơ chết đuối bằng cách giảm sức căng bề mặt (với nồng độ chất hoạt động ở mức trên 0,05%), đàn kiến bắt đầu sử dụng cát để xây dựng cấu trúc hút nước ra khỏi nắp chai. Cấu trúc này hoạt động hiệu quả đến mức chúng có thể hút gần một nửa lượng nước đường chỉ trong 5 phút.

Phát hiện này không chỉ chứng minh khả năng sử dụng công cụ tinh vi của kiến lửa đen mà còn cho thấy chúng nhận biết được mối nguy hiểm khi kiếm ăn và có thể điều chỉnh việc sử dụng công cụ để đối phó với từng tình huống.

"Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong phòng thí nghiệm và chỉ giới hạn ở loài kiến lửa đen. Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm sẽ đánh giá mức độ phổ biến của hành vi này ở các loài kiến khác. Chúng tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu thực hiện những thí nghiệm liên quan", Chen chia sẻ.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ