Danh sách bài viết

Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam

Cập nhật: 13/10/2020

Các nhà khoa học Viện sinh thái học miền Nam vừa công bố bốn loài hoa trà mới ở những cánh rừng sâu trên cao nguyên Lang Biang, khu vực nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

>>>

Bốn loài mới thuộc họ Trà (Theaceae) là Camellia duyana; C. ligustrina; C. bugiamapensis và Camellia capitata, Viện sinh thái học miền Nam cho biết. Sau khi phân tích và giải phẫu, nhóm khoa học nhận thấy các mẫu mới này có đặc điểm rất khác biệt so với những loài Camellia đã biết từ trước đến nay.

Loài đầu tiên có tên khoa học Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q.D. Chúng là dạng cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm, phân cành thưa thớt, cao đến 7m, đường kính gốc thân cây to đến 20cm. Chúng thường phân bố cách đường biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng một km, trong phạm vi của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Loài này phát triển trong rừng kín mưa ẩm nhiệt đới đất thấp liền kề hệ thống sông suối. Hiện số cá thể trưởng thành của loài ước chỉ còn khoảng 50.

Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam
Loài Camellia bugiamapensis Orel, Curry, Luu & Q. D. (Ảnh: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac)

Camellia duyana Orel, Curry & Luu, sp. nov. Đây là loại cây gỗ nhỡ lâu năm, phân cành mạnh, cao từ 12 đến 15m, đường kính gốc thân cây đo được có thể đến 50 cm. Cuống hoa của loài dài tới hai cm, rộng 4-5mm. Hoa của loài có đường kính từ 6,5 - 7,5cm, màu trắng hơi đục mờ.

Camellia duyana phân bố hẹp dưới sườn của một ngọn núi vô danh trên cao nguyên Đà Lạt và hoàn toàn không nằm trong phạm vi bảo vệ của khu bảo tồn hay Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Loài này mọc xen lẫn với các loài cây khác trong điều kiện thiếu ánh sáng của thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới và dường như thích hợp trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, ẩm ướt, mà thoát nước tốt. Các nhà khoa học kiến nghị nên đưa loài này vào danh sách những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng mức độ cực kỳ nguy cấp.

Camellia ligustrina Orel, Curry & Luu, sp. nov là loài mới thứ ba vừa được giới khoa học công bố. Chúng là cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm cao từ 4 đến 6m, đường kính gốc thân cây to đến 25cm. Lá của loài đang phát triển có màu xanh nhạt. Camellia lingustrina phân bố trong phạm vi hẹp thuộc cao nguyên Lang Biang, Lâm Đồng. Loài phát triển trong điều kiện thiếu ánh sánh của rừng kín mưa ẩm nhiệt đới đặc trưng của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, thích hợp trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, ẩm ướt, thoát nước tốt. Hiện số cá thể trưởng thành của loài này chỉ khoảng 50.

Phát hiện bốn loài hoa trà mới ở Việt Nam
Loài Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov. (Ảnh: Lưu Hồng Trường/sie.vast.ac)

Camellia capitata Orel, Curry & Luu, sp. nov. là dạng cây bụi gỗ nhỏ đến nhỡ lâu năm, phân cành thưa thớt, cao đến 5m. Chúng được tìm thấy tại thôn 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, nơi chỉ có người Mạ bản địa cư trú. Loài mới mọc thành từng đám nhỏ hoặc cây đơn độc phát triển trong rừng mưa ẩm, kín thường xanh hỗn giao tre nứa mưa, trên nền đất ẩm thoát nước nhanh và thiếu ánh sáng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về thực vật trong khu vực này, nhưng số lượng mẫu thu được rất hạn chế, chỉ có ba cá thể trưởng thành của loài mới được ghi nhận.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 80% các loài hoa trà thuộc chi Camellia L. được tìm thấy tại Trung Quốc và hầu hết số loài còn lại được ghi nhận là phân bố tại các vùng địa lý của Việt Nam.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ