Danh sách bài viết

Phương pháp giản đồ véc tơ

Cập nhật: 20/07/2020

Để tổng hợp hai dao động điều hoà có cùng phương, cùng tần số nhưng biên độ khác nhau và pha khác nhau, người ta thường dùng một phương pháp rất thuận tiện, gọi là phương pháp giản đồ vectơ của Frexnen. Phương pháp này dựa trên một tính chất: Một dao động điều hoà có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo Theo phương pháp này, mỗi dao động điều hoà được biểu diễn bằng một vectơ quay. Giả thử cần biểu diễn dao động x = Asin(wt + j). Ta vẽ một trục nằm ngang (D) và một trục thẳng đứng x’x cắt (D) tại O (h.16). Vẽ một vectơ A có gốc tại O, có dộ dài tỉ lệ với biên độ A, và tạo với trục (D) một góc bằng pha ban đầu j. Tại thời điểm t = 0, cho véc teơ A ( có đầu mút tại M o) quay theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) với vận tốc góc bằng w. Như ta đã biết, khi chiếu đầumút M của vectơ A xuống trục x’x thì chuyển động của hình chiếu P trên trục x’x là một dao động điều hoà. Tại thời điểm t bất kì, đầu mút của vectơ A là M, hình chiếu của nó xuống trục x’x là P, và ta có:
                  x = OP = Asin(wt +j)
Đó chính là dao động điều hoà mà ta cần biểu diễn. Ta nói rằng dao động điều hoà x = Asin(wt + j). được biểu diễn bằng vectơ quay A.

Nguồn: /