Danh sách bài viết

Sẵn sàng cho ca thử nghiệm ghép đầu người đầu tiên trên thế giới

Cập nhật: 18/10/2020

Các nhà khoa học lên kế hoạch cấy ghép đầu tiên trên thế giới cho biết, họ đang tiến một bước gần hơn để bắt đầu thử nghiệm trên người.

Hai nghiên cứu, được công bố trong tuần vừa qua, cho thấy một con khỉ và một con chó đã có thể đi lại sau khi tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng của chúng được chữa lành.

Hai nhà khoa học nói trên cho biết, những phát hiện mới của họ là “vô tiền khoáng hậu” và sẽ mở đường cho những thử nghiệm đầu tiên trên con người.

Phát biểu với tờ USA Today, Canavaro cho biết, những khám phá của họ đã phủ nhận hoàn toàn quan điểm được lặp đi lặp lại rằng không có bất kỳ cách nào để có thể chữa lành tủy sống.

Chuẩn bị thử nghiệm trên người


Các bác sĩ phẫu thuật thần kinh đã thực hiện ca phẫu thuật gây tranh cãi trên một xác chết, nhưng giờ đây, Sergio Canavaro (người Ý) và Nhậm Tiểu Bình, đến từ Trung Quốc, tuyên bố đã chữa khỏi vết thương tủy sống “không thể chữa lành” trong các thí nghiệm trên động vật.

Nhậm Tiểu Bình cho biết, bước đột phá này là bằng chứng cho thấy nên cho phép thực hiện các thử nghiệm trên người.

Các nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Phẫu thuật Thần kinh Quốc tế, diễn ra tại Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc.

Năm 2015, Canavaro tuyên bố muốn cấy ghép đầu của Valery Spiridonov, một người đàn ông bị liệt, lên cơ thể của một người hiến tặng đã chết.

Theo giải thích của Canavaro, các bước tiến hành sẽ bao gồm việc hạ nhiệt độ cơ thể đến trạng thái hạ thân nhiệt sâu, trước khi cắt đứt các dây tủy sống bằng lưỡi dao kim cương.

 Bước tiếp theo sẽ là gắn lại các mạch máu và dây thần kinh, kết nối các dây tủy sống từ đầu của Valery với những dây trên người hiến xác.

Canavaro nói: ”Lâu nay, thiên nhiên vẫn áp đặt các quy tắc của mình lên chúng ta. Chúng ta sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Chúng ta đã bước vào một thời đại mà chúng ta sẽ tự nắm lấy vận mệnh của mình. Điều đó sẽ thay đổi mọi thứ".

“Ca cấy ghép cơ thể người sống đầu tiên với xác chết đã được thực hiện. Tất cả đều cho là không thể, nhưng cuộc phẫu thuật đã thành công. Việc cấy ghép đầu hoàn thiện giữa những người đã chết não hiến tặng nội tạng sẽ là bước tiếp theo”.

“Và đó là bước cuối cùng trong y học để có thể chính thức ghép đầu ở người, và điều đó sắp xảy ra".

Những kế hoạch của Canavaro nhằm thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên đã bị giáng một đòn mạnh vào năm ngoái khi bệnh nhân người Spiridonov Nga 33 tuổi tuyên bố anh không còn theo đuổi dự định đó nữa. Anh bỏ cuộc sau khi vợ anh sinh hạ được một cậu con trai “diệu kỳ”.

Việc làm của Canavaro và Nhậm đã từng bị cộng đồng khoa học và y học chỉ trích gay gắt.

Giáo sư Jan Schnupp, từ Đại học Oxford, cho biết quy trình này gợi lên hình ảnh đẫm máu của Frankenstein và mô tả các đề xuất này là một điều đáng lo ngại.

“Cơ hội mà một người được cấy ghép đầu vào một cơ thể khác có thể điều khiển được cái cơ thể đó, hoặc hưởng lợi từ cơ thể ghép đó là vô cùng mong manh”, ông nói.

“Giá trị điều trị dự kiến đối với bệnh nhân sẽ là tối thiểu, trong khi nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến từ chối cấy ghép, hoặc đơn giản là tử vong do hậu quả trong quá trình phẫu thuật là rất lớn".

Theo tiến sĩ James Fildes, thuộc Đại học Manchester của Anh, ý tưởng này là sai phạm về mặt đạo đức nếu các nhà khoa học  không thể chứng minh quy trình này giúp làm cho cuộc sống của một con người trở nên tốt hơn.

Giáo sư Catherina Becker, từ Đại học Edinburgh, cho biết: ”Thành công thực sự của phẫu thuật cấy ghép đầu phải được đo lường bằng sự tồn tại lâu dài của đầu và cơ thể với chức năng điều khiển mọi hoạt động của cái đầu. Điều này rõ ràng không thể được đánh giá đối với một xác chết và như những gì chúng ta đã biết, cũng sẽ không xảy ra ở một cơ thể sống".



Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...