Danh sách bài viết

Sự thật về 3 thực phẩm cấm kị ăn với khoai tây, đây mới là thứ không nên ăn nhất

Cập nhật: 19/10/2020

Là một trong những thực phẩm phổ biến nhất, khoai tây không chỉ bổ dưỡng mà cách chế biến còn đơn giản và đa dạng như khoai tây chiên, khoai tây om thịt bò, khoai tây xào, khoai tây nấu xương lợn...

Thời tiết chuyển lạnh, khoai tây khi nấu không chỉ ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà còn có thể giúp kiểm soát kượng đường trong máu. Tuy nhiên, có một số tin đồn, khoai tây cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng với 3 loại thực phẩm này, sự thật là gì?

1. Không ăn khoai tây khi ăn quả hồng?

Ttrong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn.
Ttrong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn.

Tin đồn: Quả hồng có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng, là loại trái cây được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong quả hồng có chứa rất nhiều tannin, đặc biệt là quả hồng giòn. Sau khi ăn khoai tây, tinh bột có trong nó thúc đẩy tiết lượng lớn axit dạ dày trong dạ dày, trong khi hồng có chứa một lượng lớn axit tannic. Axit tannic sẽ phản ứng với axit dạ dày tạo ra kết tủa, khó bài tiết và tiêu hóa. Đồng thời, axit tannic trong hồng là dễ tương tác với protein dưới tác dụng của axit dạ dày, gây ra bệnh dạ dày.

Sự thật: Tuy nhiên, hàm lượng axit tannic trong các loài hồng khác nhau cũng khác nhau. Nên lựa chọn ăn loại hồng đã chín, lượng axit tanic thấp. Bình thường mỗi lần ăn không quá nhiều hồng, cơ bản cũng sẽ không gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

2. Khoai tây không thể ăn với cà chua?

Cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp.
Cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp.

Tin đồn: Pectin và nhựa Phenolic có trong cà chua, kết hợp với lượng tinh bột cao của khoai tây có thể gây nên tình trạng rối loại tiêu hóa, khó tiêu, gây đau bụng, tiêu chảy, ở những bạn có hệ tiêu hóa kém.

Sự thật: Thực tế qua các thông tin nghiên cứu cho thấy cà chua và khoai tây đều chứa chất độc Solanine, nhưng ở lượng rất thấp. Chúng có nhiều ở cà chua xanh và khoai tây xanh (vỏ bên ngoài có màu xanh). Đối với khoai tây và cà chua chín đỏ bạn phải ăn rất nhiều mới có khả năng ngộ độc.

Do vậy việc kết hợp chế biến giữa khoai tây và cà chua không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, miễn chúng là cà chua chín đỏ và khoai tây không có vỏ ngoài màu xanh.

3. Khoai tây không ăn cùng lựu?

Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày.
Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày.

Tin đồn: Lựu rất giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt chua, và hàm lượng vitamin C của nó cao hơn 2 lần so với táo và lê. Đây là một loại trái cây phù hợp cho mọi lứa tuổi. Lựu có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, và tinh bột có trong khoai tây cũng thúc đẩy sự tiết axit dạ dày. Khi cùng sử dụng dễ dẫn đến chứng ợ nóng, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Sự thật: Tuy nhiên nếu ăn 2 thực phẩm cách nhau một khoảng thời gian ngắn thì thì không có vấn đề gì, chỉ là khi bạn ăn quá nhiều lựu và khoai tây cùng một lúc, sẽ dẫn đến việc tiết quá nhiều axit dạ dày và gây khó tiêu. Do vậy cần phải cảnh giác, nếu ăn lựu nhiều thì không nên ăn khoai tây.

Vứt bỏ khoai tây nếu chúng có đặc điểm này

Khoai tây là thực phẩm rẻ tiền, chứa tinh bột phong phú và thậm chí có thể được ăn như một loại thực phẩm chính. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải khoai tây trong tình huống này, phải vứt bỏ kịp thời.

Khoai tây mọc mầm

Nếu có một danh sách những "thực phẩm nảy mầm gây độc hại", khoai tây chắc chắn nằm trong số đó. Hàm lượng solanine trong khoai tây mọc mầm sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu ăn khoai tây như vậy sẽ gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, nghiêm trọng còn dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí dễ tan huyết.

Khoai tây chúng ta ăn bình thường có hàm lượng solanine rất thấp, nhưng một khi nó bắt đầu nảy mầm, solanine được sản xuất với số lượng lớn, vượt quá phạm vi tiêu thụ an toàn, do đó rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Nhưng vấn đề là, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần khoai tây nảy mầm là có thể sử dụng ăn. Nếu nảy mầm vừa mới bắt đầu, solanine chủ yếu ở các vùng lân cận của bề mặt nảy mầm, cắt đi một lớp dày, và phần còn lại có thể ăn. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người không biết khoai tây nảy mầm khi nào và không biết những solanine này sẽ lan rộng đến đâu? Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên vứt bỏ kịp thời khi thấy .


    Nguồn: /

    Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

    Y tế - Sức khỏe

    Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

    Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

    Y tế - Sức khỏe

    Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

    Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

    Y tế - Sức khỏe

    Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

    Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

    Y tế - Sức khỏe

    Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

    Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

    Y tế - Sức khỏe

    Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

    5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

    Y tế - Sức khỏe

    Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

    Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

    Y tế - Sức khỏe

    Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

    Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

    Y tế - Sức khỏe

    Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

    Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

    Y tế - Sức khỏe

    Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

    Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

    Y tế - Sức khỏe

    Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...