Danh sách bài viết

Tạo ra những đứa trẻ biến đổi gene có trí tuệ siêu việt là điều không tưởng

Cập nhật: 18/10/2020

Việc chỉnh sửa gene người không những không thể thực hiện được vì vấn đề đạo đức, mà còn vì các hạn chế về mặt kỹ thuật – đơn giản là chúng ta chưa có đủ khả năng để làm việc đó ở thời điểm hiện tại.

Theo tạp chí Technology Review, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ di truyền dự đoán rằng loài người chưa cần lo sợ về viễn cảnh có thể chỉnh sửa được gene người trong tương lai gần, bởi lẽ nó quá phức tạp để có thể thực hiện.

Một trong những điều mà công chúng lo ngại nhất về kỹ thuật chỉnh sửa gene người bằng công nghệ CRISPR là việc nó có thể được sử dụng để tạo ra những với chỉ số thông minh vượt trội. Trong trường hợp xấu nhất, điều này có thể tạo ra sự bất công xã hội, đem lại lợi thế cho những bậc cha mẹ có điều kiện về kinh tế để "nâng cấp" trí tuệ cho con cái mình. Thật vậy, một cuộc khảo sát của viện Pew (Mỹ) được thực hiện tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2018 đã cho thấy, sự lo lắng lớn nhất của người dân về CRISPR là công nghệ này sẽ chỉ dành cho những người giàu có.

Tuy nhiên, họ không cần phải lo lắng về điều đó, theo tuyên bố mới đây của ba nhà khoa học chỉnh sửa gene hàng đầu thế giới. Trí thông minh của con người là một thứ quá phức tạp để có thể được lập trình trong phòng thí nghiệm, và đó rõ ràng là một điều tốt, bởi "chúng ta sẽ không phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn nhân loại nếu điều đó xảy ra".

Tại Mỹ, sự lo lắng lớn nhất của người dân về CRISPR là công nghệ này sẽ chỉ dành cho những người giàu có.
Tại Mỹ, sự lo lắng lớn nhất của người dân về CRISPR là công nghệ này sẽ chỉ dành cho những người giàu có.

Tháng 11 vừa qua, nhà khoa học người Trung Quốc He Jiankui (Hạ Kiến Khuê) tuyên bố ông đã bí mật đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene để tạo ra hai bé gái sinh đôi có khả năng kháng lại virus HIV. Công bố này đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo, vì điều đó đã cho thấy không có cách nào để ngăn chặn việc "sản xuất" những em bé biến đổi gene.

Tuy nhiên, sự lo ngại của cộng đồng về việc có thể tạo ra "tầng lớp tinh hoa" về mặt trí tuệ trong phòng thí nghiệm có lẽ sẽ không trở thành hiện thực, dẫn theo một bài xã luận được xuất bản ngày 16 tháng 1 vừa qua trên Tạp chí Y học New England. Đó là bài viết của George Daley, Trưởng Khoa Y Đại học Harvard và hai chuyên gia về phôi học châu Âu, Robin Lovell-Badge và Julie Steffann.

"Về lâu dài, rào cản lớn nhất chống lại hành vi chỉnh sửa gene người một cách không phù hợp là sự tồn tại bất ổn định của các tính trạng như trí thông minh, xuất hiện từ những tương tác phức tạp giữa nhiều gene và môi trường xung quanh", các nhà khoa học trên cho biết.

Chúng ta đã tìm ra hơn một nghìn gene có liên quan đến việc quyết định chỉ số IQ của một người, hay nói cách khác là khả năng học tập của người đó tại trường học. Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thực sự hiểu rõ về vai trò của những gene này, và hơn nữa, các công cụ chỉnh sửa gene tiên tiến nhất ở thời điểm hiện tại vẫn chưa thể thực hiện chỉnh sửa một gene phôi ở nhiều địa điểm khác nhau trong bộ gene đến như vậy.

Đối với các nhà báo, sự không rõ ràng trong phát ngôn của các nhà khoa học là một vấn đề nghiêm trọng. Họ đã từng rất háo hức khi thấy công nghệ chỉnh sửa gene được sử dụng để ngăn chặn các bệnh di truyền ở cấp độ phôi thai và đã từng cho rằng, công nghệ này đã đạt đến mức độ hoàn thiện để ứng dụng trong thực tế. Bởi lẽ, các bệnh bẩm sinh nghiêm trọng như Huntington hoặc xơ nang thường là do các lỗi DNA cụ thể trong các gene đơn lẻ gây ra; do vậy người ta hoàn toàn có thể sửa chữa chúng bằng công nghệ CRISPR. Họ cũng cho rằng, cách tốt nhất để giải quyết các căn bệnh đó là ngăn chặn ngay từ khi đứa trẻ mới chỉ là một phôi thai.

Daley và các nhà khoa học khác cũng rất muốn thấy công nghệ này đạt được những bước tiến xa hơn nữa. Nhưng điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn về mặt pháp lý, nếu việc chỉnh sửa gene bị lạm dụng một cách trắng trợn, bởi điều đó sẽ khiến các cơ quan quản lý tiếp tục siết chặt và dư luận có thể phản ứng tiêu cực trước công nghệ này.

Đối với trường hợp của hai bé gái sinh đôi biến đổi gene tại Trung Quốc, He Jiankui cho biết ông đã loại bỏ một gene có tên là CCR5 để khiến đứa trẻ sinh miễn nhiễm với HIV. Mặc dù nhà khoa học này đã thành công, và được các cộng sự của mình công nhận, nhưng những nỗ lực của ông vẫn trở nên vô nghĩa trước công luận bởi ông đã không tuân thủ các quy tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học. "Nhà khoa học này sẽ mãi mãi được nhớ đến vì sự liều lĩnh của anh ấy trước các tiêu chuẩn khoa học, lâm sàng và đạo đức đã được công nhận rộng rãi", các tác giả của bài báo trên viết.


Đđây mới chỉ là sự khởi đầu, và rằng có những lý do chính đáng để phát triển và thực hiện các kỹ thuật chỉnh sửa phôi.

Hiện tại, có nguồn tin cho biết dường như đang bị quản thúc tại nhà. Các phóng viên của tờ The New York Times phát hiện nhà khoa học này khi ông đang đứng đằng sau những song sắt ban công trên một căn hộ nằm trong khuôn viên của trường đại học, trong khi chính quyền Trung Quốc đang tiến hành điều tra, hoặc ít nhất là cho đến khi nào vụ bê bối tạm lắng xuống.

Trong một diễn biến khác, các cây bút của tờ NEJM đã có bài viết lập luận rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu, và rằng có những lý do chính đáng để phát triển và thực hiện các kỹ thuật chỉnh sửa phôi. Trong đó bao gồm trường hợp của những cặp vợ chồng hiếm muộn muốn có những đứa con khỏe mạnh hoặc muốn tránh việc lây truyền những gene bệnh sang thế hệ sau khi thực hiện .

Một trong những khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ này là bởi CRISPR đang được sử dụng cho một số mục đích gây tranh cãi trong công luận. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái với việc sử dụng để phòng ngừa những đột biến di truyền gây bệnh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% ​​số người được hỏi đồng ý với việc sử dụng kĩ thuật này để "cải thiện" nòi giống loài người, mà trong trường hợp cụ thể này là tìm cách tăng cường trí thông minh cho những đứa con của mình.

May mắn cho các nhà khoa học là họ sẽ không cần phải đưa ra những phát biểu chính thức về việc kĩ thuật cải thiện trí thông minh bằng liệu pháp gene là tốt hay xấu. Họ sẽ chỉ cần đơn giản nói rằng, điều đó là không thể, và vì vậy, không có gì phải lo lắng.


Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...