Danh sách bài viết

Thảm họa núi lửa khiến vương triều nữ hoàng Cleopatra sụp đổ

Cập nhật: 25/10/2017

Vụ phun trào núi lửa lớn gây ra những bất ổn xã hội, góp phần vào sự sụp đổ của vương triều Ai Cập do nữ hoàng Cleopatra trị vì.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế tìm ra ví dụ lịch sử cho thấy tự nhiên có khả năng kiểm soát vận mệnh của con người. Những ngọn núi lửa chịu một phần trách nhiệm gây ra sự sụp đổ của Vương quốc Ptolemaic, Ai Cập, do nữ hoàng Cleopatra lãnh đạo. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 17/10.

Ai Cập xảy ra một vụ phun trào núi lửa vào năm 44 trước Công nguyên.
Ai Cập xảy ra một vụ phun trào núi lửa vào năm 44 trước Công nguyên. (Ảnh minh họa: Indococirles).

Các nhà khoa học căn cứ vào những tài liệu ghi chép thời điểm phun trào núi lửa trong quá khứ. Sau đó họ đối chiếu thông tin này với tài liệu nói về sự bất ổn của xã hội Ai Cập và lịch sử mực nước sông Nile thời cổ đại, theo Popular Mechanics.

Họ phát hiện Ai Cập xảy ra một vụ phun trào núi lửa khổng lồ vào năm 44 trước Công nguyên. Vụ phun trào làm ảnh hưởng đến sự hình thành gió mùa ở châu Phi. Ngoài ra, nó giải phóng một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit (SO2) vào tầng bình lưu, tạo ra các hạt sol khí (aerosol) ngăn cản ánh sáng Mặt Trời. Điều này khiến lượng nước bốc hơi từ đại dương giảm xuống và qua đó làm giảm lượng mưa.

Theo Guardian, lượng mưa giảm dẫn đến nạn đói, bệnh dịch hạch và bất ổn xã hội. Đây là nguyên nhân làm suy yếu quyền lực của nữ hoàng Cleopatra trong một thập kỷ trước khi bà thất bại trong trận chiến với quân đội La Mã vào năm 30 trước Công nguyên.

"Người Ai Cập cổ đại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lũ lụt sông Nile trong mùa hè để canh tác nông nghiệp. Sau vụ phun trào núi lửa, lũ lụt sông Nile giảm xuống trong nhiều năm dẫn đến bất ổn xã hội, gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, chính trị", Joseph Manning, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.

Theo VnExpress

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ