Danh sách bài viết

Thầy trò trường Y chạy đua lấy mẫu xét nghiệm

Cập nhật: 25/10/2023

Nguyễn Mỹ Linh, 21 tuổi, sinh viên năm ba khoa Xét nghiệm trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, mệt rã rời nhưng cố gắng ăn hết suất cơm. Bình thường, Linh ít khi ăn hết suất cơm nhưng hôm nay, cả em và nhiều nữ sinh khác đều ăn nhanh, phần vì đói và mệt, phần vì "mọi người động viên nhau ăn để có sức chống dịch". Để tiết kiệm thời gian, hơn 200 sinh viên, giảng viên phải chia thành hai nhóm, tắm và ăn tối so le nhau.

Một ngày trước, khi đang nằm ngủ ở ký túc xá cùng 7 bạn khác, Linh nhận được tin nhắn của cô giáo lúc 6h sáng. "Cô em bảo đang cần người đi lấy mẫu tại những xã tâm dịch của Bắc Giang. Các bạn đăng ký theo tinh thần tự nguyện", Linh kể. Nữ sinh bật dậy, thoát khỏi cảm giác lơ mơ buồn ngủ và hỏi các bạn cùng phòng. Không mất nhiều thời gian suy nghĩ, cả tám cô gái đăng ký tham gia chống dịch và lên đường vào 13h cùng ngày.

Khi biết tin con gái xung phong vào tâm dịch, mẹ Linh không phản đối nhưng khóc nhiều. Từ đầu năm đến giờ, nữ sinh mới về quê nhà Phú Thọ được ba ngày. Để mẹ bớt lo, Linh tranh thủ nhắn tin, gọi điện về nhà động viên mẹ trong những lúc nghỉ giải lao hay ngồi trên xe di chuyển giữa các địa điểm.

Từng tham gia lấy mẫu xét nghiệm tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương hồi đầu năm, Linh đánh giá mình có chút kinh nghiệm, vững tinh thần hơn các bạn lần đầu. Tuy nhiên, nữ sinh vẫn bị ngợp vì số lượng mẫu phải lấy lớn hơn nhiều đợt dịch ở Hải Dương. Ngày 17/5, nhóm 26 người của Linh lấy mẫu hơn 1.000 người, chiều gần 2.000, số lượng mẫu một ngày của cả đoàn hơn 20.000.

Thầy trò trường Y phải khẩn trương lấy mẫu cho người dân 6 xã giáp hai khu công nghiệp Vân Trung và Quang Châu, huyện Việt Yên - nơi tồn tại ổ dịch lớn nhất tỉnh Bắc G iang. Tính riêng xã Quang Châu, số người trong diện lấy mẫu là 12.500. Mỗi sáng, hơn 200 thầy trò bắt đầu công việc từ 7h, nghỉ và ăn trưa 2 tiếng và về chỗ nghỉ lúc gần nửa đêm. Nếu không may phát hiện người dương tính, cơ quan chức năng sẽ rà soát những người liên quan và lấy mẫu lần hai. "Số lượng mẫu cần lấy thật sự khổng lồ", Linh nói.

Sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy mẫu cho người dân đến gần nửa đêm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy mẫu cho người dân đến gần nửa đêm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nữ sinh đánh giá, đợt lấy mẫu lần này mệt hơn rất nhiều. Trời nắng nóng, phải làm việc trên nền sân bê tông nhiều tiếng khiến sinh viên xuống sức nhanh chóng. Mỗi lần nghỉ giải lao, Linh và bạn bè đều bơ phờ, mồ hôi thấm cả ra ngoài áo bảo hộ, quần áo vắt được ra nước. Việc mặc đồ bảo hộ kín mít cũng khiến việc giao tiếp với người dân gặp khó khăn. "Những lúc cần hướng dẫn mọi người, bọn em đã nói rất to nhưng người nghe vẫn thấy khó do quần áo dày quá. Việc cố gắng nói to hơn cũng khiến em và các bạn xuống sức nhanh", Linh giải thích.

Ngay ngày đầu làm việc, nhiều bạn sức khỏe không tốt nên ngất xỉu. Thầy cô dặn Linh và các bạn, nếu thấy quá sức phải báo ngay để thay ca, không được gắng gượng vì cuộc chiến chống dịch không chỉ diễn ra trong 1-2 ngày, cần giữ sức lâu dài. Nhiều khi nghĩ mình có thể mắc bệnh, Linh cũng lo lắng. "Nhưng trấn tĩnh lại, em nghĩ mình còn trẻ, có sức khỏe nên nếu mắc cũng sẽ được chữa khỏi nên tư tưởng thoải mái hơn. Thêm nữa đợt này em có nhiều bạn bè, thầy cô bên cạnh nên không khí không quá căng thẳng", Linh nói.

Cũng như Linh, Nguyễn Danh Hạnh, sinh viên năm hai khoa Xét nghiệm, đã tham gia truy vết, lấy mẫu xét nghiệm trong đợt dịch ở Hải Dương hồi tháng 2. Là trưởng khối sinh viên khoa Xét nghiệm, Hạnh luôn nghĩ sẽ sẵn sàng đến bất kỳ đâu hỗ trợ nếu được huy động. Khi nhận tin nhắn cần sinh viên tình nguyện chống dịch tại Bắc Giang vào sớm 16/5, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 20, Hạnh không hề do dự điền ngay tên mình vào danh sách.

Sớm 17/5, Hạnh vỡ oà khi nghe thấy bài hát chúc mừng sinh nhật. Vốn nghĩ năm nay không còn sinh nhật vì đăng ký lên Bắc Giang hỗ trợ công tác chống dịch, Hạnh bất ngờ khi nhìn thấy chiếc bánh kem đặt giữa sân trường mầm non. Thổi nến trong tiếng hát chúc mừng của các bạn, Hạnh ước đất nước chiến thắng đại dịch. Đến hơn 4h, Hạnh mới đặt lưng ngủ và tiếp tục công việc sau đó hai tiếng.

Chưa biết khi nào được về khi số ca dương tính không hề giảm, số mẫu phải lấy vẫn còn nhiều, Hạnh và các bạn tự nhắc nhau giữ sức, tạo niềm vui bằng những buổi trò chuyện giữa đêm để lấy tinh thần cho những ngày làm việc tiếp theo.

Sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương trước giờ lên đường đến Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: CTV.

Sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương trước giờ lên đường đến Bắc Giang lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: CTV.

Thầy Nguỵ Đình Hoàn, giảng viên khoa Xét nghiệm, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, cùng học trò xuống tâm dịch Bắc Giang từ 16/5. Thầy đánh giá, số lượng mẫu phải lấy một ngày ở Bắc Giang lớn hơn Hải Dương khoảng bốn lần, nhưng bù lại thầy trò đăng ký tham gia lần này đông hơn. "Trời nắng nóng khiến thầy trò nhanh mất sức. Sau ngày đầu tiên cả đoàn đều lấy mẫu, đến hôm sau chúng tôi đã chia nhóm để luân phiên, giữ sức cho các em", thầy Hoàn nói.

Ngoài lo lắng cho sức khoẻ học trò, thầy giáo đánh giá khu vực các xã lân cận khu công nghiệp tình hình dịch tễ rất phức tạp. Những ngày này, đoàn giảng viên, sinh viên của trường Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ lấy mẫu đợt 1, nếu phát hiện người dương tính tiếp tục lấy thêm nhiều đợt nữa.

Từ hôm đến Bắc Giang, thầy Hoàn chưa có thời gian gọi về cho gia đình. Xác định lần này đi mất một vài tuần, thầy động viên người thân an tâm vì "mình là người trong ngành, đây là trách nhiệm cần đảm đương". "Thầy trò động viên nhau vừa chạy đua với số lượng mẫu, vừa giữ sức và đảm bảo an toàn để chống dịch trường kỳ", thầy Hoàn nói.

Đến 17h chiều 17/5, Bắc Giang ghi nhận 411 ca Covid-19 cộng đồng, phần lớn tại hai ổ dịch trong khu công nghiệp thuộc huyện Việt Yên. Tại khu công nghiệp Vân Trung ghi nhận 208 ca tập trung ở Công ty Shin Young và Công ty SJ- Tech. Tại khu công nghiệp Quang Châu, ổ dịch trong Công ty Hosiden ghi nhận 190 ca.

Thanh Hằng - Dương Tâm


Nguồn: /

Học gì, làm gì để trở thành nhà sáng tạo nội dung 'triệu view'?

Giáo dục và đào tạo

Sáng tạo nội dung đang là công việc 'trong mơ' được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi, với nhiều điểm đáng lưu ý về thu nhập, nguyên tắc mà sinh viên nên biết để có thể...

Trong tương lai, sinh viên được tự quyết định chương trình học phù hợp với cá nhân?

Giáo dục và đào tạo

Mỗi sinh viên sẽ chủ động xác định mục tiêu học tập dựa vào khả năng của mình, từ đó quyết định chương trình học tập phù hợp với bản thân. Chương trình đào tạo này sẽ...

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Những kết bài 'chất như nước cất'

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 18 giờ 30 ngày 18.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 2 môn ngữ văn trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Kiến thức tiền tệ và thị trường

Giáo dục và đào tạo

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 18.5, Báo Thanh Niên phát sóng chuyên đề ôn thi số 2 môn GDCD trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2024.

Hơn 400 học sinh tiêu biểu nhận thư khen từ trưởng phòng GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

Trưởng phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tặng thư khen 424 học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiêu biểu, là gương học sinh điển hình thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Q.Bình Tân, TP.HCM tăng hàng ngàn học sinh so với năm học trước

Giáo dục và đào tạo

Dự kiến số học sinh ở Q.Bình Tân, TP.HCM năm học 2024 - 2025 là 124.237 em, tăng 3.455 học sinh so với năm học 2023 - 2024.

Đánh giá học sinh theo chương trình mới có giảm 'lạm phát' khen thưởng?

Giáo dục và đào tạo

Cách kiểm tra, đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có nhiều điểm nổi bật so với chương trình cũ 2006.

Nhiều trường TP.HCM họp phụ huynh cuối năm, lịch nghỉ hè thế nào?

Giáo dục và đào tạo

Nhiều phụ huynh quan tâm lịch tổng kết năm học 2023-2024 của học sinh tiểu học, mầm non TP.HCM như thế nào, bao giờ học sinh nghỉ hè.

Điểm trúng tuyển bằng học bạ quá thấp, nỗi lo chất lượng đào tạo

Giáo dục và đào tạo

Hàng loạt trường ĐH lấy điểm sàn xét tuyển ở phương thức học bạ chỉ 15 điểm/3 môn. Hiện nay, một số trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển; trong đó thí sinh chỉ cần trung bình mỗi...

Trường Phổ thông Năng khiếu trao hàng trăm giải thưởng quốc gia, quốc tế cho học sinh

Giáo dục và đào tạo

Sáng 20.5, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức lễ tổng kết năm học 2023-2024 tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Dịp này, trường trao hàng trăm giải thưởng quốc gia, quốc tế...