Danh sách bài viết

Thuần phục cá ngựa trắng

Cập nhật: 14/10/2020

Hơn chục năm làm khoa học, gần đây, chị Hồ Thị Hoa mới đạt được điều mình tâm đắc: nghiên cứu một số loài cá ngựa quý hiếm ở biển Việt Nam.

Chị được xem là “mát tay” khi thuần phục được loài cá nỏi tiếng khó tính này. Từ thành công này, chị được nhiều đồng nghiệp gọi bằng cái tên trìu mến: Hoa “cá ngựa”.

“Bén duyên” cá ngựa

Chị Hoa tốt nghiệp cử nhân Khoa Nuôi trồng thủy sản, đại học Vinh (Nghệ An) và hiện là cán bộ Phòng Công nghệ nuôi trồng thuộc Viện Hải dương học (Nha Trang, Khánh Hòa). "Khó khăn lớn nhất là làm sao tạo được được một đàn cá ngựa thân trắng “bố mẹ” (F1) để chủ động phục vụ cho sinh sản. Bởi đây là loài cá cực kỳ quý hiếm và rất khó đảm bảo lưu giữ cá", chị Hoa kể.

Cá ngựa thân trắng sống ở ngoài khơi xa với độ sâu từ 20 - 150 m. Khi bị đánh bắt, cá thường chết, bị sốc hoặc nổ mắt do thay đổi áp suất. Theo chị Hoa, chủ động được nguồn cá bố mẹ sẽ hạn chế được tình trạng khai thác quá mức và bảo tồn nguồn lợi cá trong tự nhiên.

Cá ngựa trắng. Ảnh: Lê Xuân

Đầu năm 2009, chị Hoa tình cờ mua được cá ngựa thân trắng đang mang trứng ngoài tự nhiên. Sau 9 tháng miệt mài nghiên cứu, chị đã tạo được một đàn cá F1 hàng trăm con.

Tìm cá ngựa thân trắng đã khó, nuôi cá lại khó gấp bội vì loài cá này đã quen sống ở vùng biển có độ sâu từ vài chục mét tới hàng trăm mét. Khi mới sinh ra, chúng thường bị mắc một số bệnh nên rất dễ chết. Do vậy, nghiên cứu của chị tạo ra tỷ lệ sống của cá thương phẩm đạt khoảng 60% có thể xem là thành công lớn. Khi đạt 9 tháng tuổi, đàn cá ngựa thân trắng đã có kích thước đạt 22cm và trọng lượng hơn 30gam.

Sẽ chuyển giao kỹ thuật cho ngư dân

Các loài cá ngựa trên thế giới thường có chiều dài dưới 20 cm, còn loài cá ngựa thân trắng có kích thước lớn nhất có thể đạt tới 35 cm. Cá ngựa thân trắng có tên khoa học là: Hippocampus Kellogi. Đây là loại cá rất hiếm. Chúng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được phát hiện ở vùng biển Đà Nẵng - Vũng Tàu.

Chị Hồ Thị Hoa bên bể nuôi cá ngựa thân trắng. Ảnh: Lê Xuân

Theo giá thị trường ở Việt Nam, cá ngựa thân trắng có kích thước 25 - 30 cm có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng một con. Nhiều người cho rằng, ăn cá ngựa sẽ tăng cường sinh lực và tăng khả năng sinh tinh ở nam giới. So với nhiều loại cá ngựa khác, cá ngựa thân trắng có kích thước lớn nhất, có hàm lượng amino acid và acid béo không no rất cao. Đặc biệt là hàm lượng DHA (Docosa Hexaenoic Acid, một acid béo có tác dụng bổ não), kẽm và mangan trong cá cũng khá cao.

“Việc nghiên cứu là cần thiết nhưng vấn đề bảo tồn và phục hồi nguồn lợi cũng không kém phần quan trọng”, chị Hoa chia sẻ. Vì thế, chị đang nuôi đàn cá ngựa trắng con để sau một tháng tuổi sẽ thả chúng về với biển.

Theo ông Chu Anh Khánh, cán bộ Kỹ thuật truyền thông của Viện Hải dương học, Viện tiếp tục duy trì đàn cá ngựa thân trắng F1 để hình thành cá bố mẹ nhằm tạo ra các thế hệ F2, F3 khỏe mạnh. Mặt khác, Viện sẽ cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật cho các ngư dân để họ có cơ hội phát triển và làm giàu từ loại cá quý hiếm này.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ