Danh sách bài viết

Tìm thấy nhật ký người xây kim tự tháp đã 4.500 năm tuổi

Cập nhật: 20/07/2016

Thứ Ba vừa rồi, Bảo Tàng Ai Cập tại Cairo vừa cho trưng bày văn bản bằng giấy cói lâu đời nhất của đất nước Kim tự tháp này: một văn bản 4.500 tuổi, ghi chép lại chi tiết công việc thường ngày của một công nhân xây kim tự tháp.

Dựa theo niên đại của văn bản này, các nhà khảo cổ tính được rằng người công nhân này sống tại thời đại của pharaoh Khufu, vị pharaoh có lăng mộ là Kim tự tháp Giza nổi tiếng.
Mảnh giấy cói này ghi lại về cuộc sống của một công nhân xây dựng, với việc hàng ngày là vận chuyển những tảng đá khổng lồ về Cairo để tiến hành xây dựng kỳ quan vĩ đại ấy.
 
Văn bản giấy cói lâu đời nhât được tìm thấy tại Ai Cập, được mang ra trưng bày vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.
Văn bản giấy cói lâu đời nhât được tìm thấy tại Ai Cập, được mang ra trưng bày vào ngày 14 tháng 7 vừa qua.

Tấm giấy này được phát hiện từ hồi năm 2013 tại một bến cảng cổ đại cách thành phố Suez 119km, bởi một đoàn khảo cổ bao gồm các nhà khoa học đến từ Pháp và Ai Cập. Những tấm giấy cói này có tuổi thọ lâu đời nhất trong tất cả những tấm giấy cói đã được tìm thấy tại Ai Cập, chúng bao gồm hoạt động thường ngày của công nhân, vận chuyển vật liệu từ cảng Biển Đỏ sang khu công trường Kim tự tháp Giza. Một trong những bản ấy là nhật ký của nhân viên chính phủ đương thời, ghi lại về chi tiết các số liệu của công việc xây dựng kim tự tháp.
 
Hoạt động hàng ngày của công nhân được ghi lại chi tiết.
Hoạt động hàng ngày của công nhân được ghi lại chi tiết.

Một trong những mảnh giấy cói thuộc về người công nhân có tên Marr, kể về những công việc mà anh đã phải làm trong 2 tháng lao động, công việc bao gồm việc vận chuyển đá qua hệ thống kênh rạch của dòng sông Nile.

Những tờ giấy khác mô tả công việc phân chia thức ăn cho các công nhân, bao gồm cả những bức vẽ tượng hình về số lượng cừu mang tới cho các công nhân.
Một bản khác là cuốn nhật ký công việc của nhân viên chính phủ Merer, ghi lại chi tiết điều hành việc xây dựng kim tự tháp của anh.
 
Cống vật từ các quận khác được đưa về Cairo để phục vụ quá trình xây dựng kim tự tháp.
Cống vật từ các quận khác được đưa về Cairo để phục vụ quá trình xây dựng kim tự tháp.
 
'Bảng lương' 4.500 năm tuổi.
"Bảng lương" 4.500 năm tuổi.

Những tấm giấy cói ấy còn ghi lại những thứ các quận Ai Cập khác mang về thủ đô để nuôi và trả lương công nhân trong quá trình xây dựng. Các màu mực khác nhau thể hiện những khoản lương công nhân hay những vật phẩm khác nhau.
Văn bản của nhân viên chính phủ thời bấy giờ.
Văn bản của nhân viên chính phủ thời bấy giờ.

Có tất cả 6 văn bản giấy cói trong tổng số 30 bản được trưng bày. Tất cả chúng đều nhằm mục đích phô diễn cách điều hành quy củ và bản chất tập trung nhân lực, nguồn lực của đất nước Ai Cập dưới triều đại pharaoh Khufu.
 
Điều gì ẩn giấu dưới Kim tự tháp Giza, lăng mộ của pharaoh Khufu?
Trong hơn 4.500 năm, các kim tự tháp Ai Cập đã giữ lại cho mình những bí mật, ẩn giấu sau nhiều đường hầm và mê cung trong lớp tường dày của mình.
Chỉ mới đây thôi, các nhà khoa học đã tìm ra một số đường hầm mà trước đây chưa từng phát hiện ra, những đường hầm này có thể dẫn tới những căn phòng bí mật, hay trả lời những câu hỏi vẫn tồn tại về triều đại của vị pharaoh đang yên nghỉ dưới lớp đá dày của Kim tự tháp Giza.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ hạt để quét toàn bộ Kim tự tháp Giza, để tạo nên một bản đồ chi tiết cấu trúc bên trong công trình này. Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố cuối tháng này.
Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ