Danh sách bài viết

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHO GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Cập nhật: 30/12/2017

  • Huỳnh Thị Liêm

  • Trường Đại học Thủ Dầu Một - Bình Dương

 
Huỳnh Thị Liêm. Tình hình nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 

Ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng học thuyết Nho giáo là dòng chảy văn hóa liên tục và luôn mang tính thời đại. Nghiên cứu Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay, phải xem xét từ khía cạnh lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý một thực trạng xã hội đang chứa đựng những yếu tố văn hóa Nho giáo. Những vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, lề lối làm việc, ứng xử trong xã hội; đang là những đề tài mang tính thời sự, cần được lý giải trong xã hội Việt Nam đương đại đang trên chặng đường hội nhập ngày càng rộng hơn, sâu hơn ở cả 3 cấp độ: toàn cầu, khu vực và song phương, dưới tác động của toàn cầu hóa. Hiện nay, phong trào "Tân Nho học" đang lan rộng ở nhiều nước phương Đông và phương Tây, và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN; lúc này ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại nhà Triệu và giành lấy quyền thống trị đất Giao Châu. Nhưng, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa phần sự ảnh hưởng đó chỉ có ở các đô thị, gắn liền với sinh hoạt của những viên quan cai trị và một bộ phận những người bản xứ giúp việc cho những quan cai trị đó. Việt Nam có thể nói lúc bấy giờ, Nho giáo là một công cụ thống trị và phục vụ cho chính quyền đô hộ. Mặt khác, sự truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Việt Nam một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học của người Trung Hoa cổ đại. Lúc đó, ảnh hưởng của Nho giáo chưa vượt khỏi phạm vi của các thị trấn để đến với các vùng dân cư rộng lớn của đồng bằng và trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Nhân dân ở các làng xã chưa thực sự tiếp thu những nguyên tắc của Nho giáo. Phải đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.

Đầu tiên, là về yêu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền lớn mạnh, yêu cầu phải củng cố trật tự đã bước đầu ổn định của một xã hội phong kiến và thực hiện thống nhất đất nước. Bởi vì, xã hội có ổn định, đất nước có thống nhất thì mới có điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa. Trong hoàn cảnh vừa giành được độc lập và muốn giữ vững nền độc lập ấy, Việt Nam lúc đó rất cần phải có một nhà nước phong kiến tập quyền lớn mạnh để thực hiện sự thống nhất quốc gia, tiến hành xây đắp các công trình thủy lợi và nhất là, để động viên, tổ chức và chỉ đạo những cuộc chiến tranh giữ nước khi có nạn ngoại xâm. Vì quyền lực của nhà nước đó nằm trong tay nhà vua, nên chữ “trung” của Nho giáo cần được tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua. Ngay từ thời Lý – Trần, trung với vua không tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi. Ở Việt Nam, “trung” thường gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm. Cũng chính vì thế, trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa”. Hơn nữa, nếu nhà nước phong kiến tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó, “nghĩa” không tách rời “nhân”. Ngọn cờ nhân nghĩa là để “yên dân”, để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của quân xâm lược.

Đến thời kỳ phong kiến, Nho giáo ở Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế tiểu nông gia trưởng. Dù là ruộng điền trang thái ấp của quý tộc, ruộng của địa chủ, ruộng công của làng xã hay ruộng tư của người nông dân, tất cả đều được canh tác trong khuôn khổ của một nền sản xuất nhỏ, lấy gia đình làm đơn vị. Nhưng, gia đình Việt Nam phổ biến là những gia đình nhỏ từ hai đến ba thế hệ, rất ít khi có gia đình lớn bốn, năm thế hệ như ở Trung Quốc. Trong gia đình nhỏ, quan hệ vợ chồng là cái chính. Người chồng, hay người cha ở cương vị gia trưởng, điều hành mọi công việc trong gia đình, trước hết là việc lao động kiếm sống của gia đình. Do đó, khái niệm “nghĩa” cũng được đề cao như khái niệm “hiếu”.

Cuối cùng, Nho giáo còn đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá và giáo dục của nước Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nó thoả mãn yêu cầu tuyển dụng nhân sự cho bộ máy quan liêu của nhà nước phong kiến bằng việc đào tạo ra hàng loạt những Nho sĩ có bằng cấp. Những Nho sĩ này còn có vai trò không những phục vụ trong bộ máy nhà nước, mà còn tham gia các hoạt động về tư tưởng, văn hoá của đất nước, sáng tác văn học nghệ thuật, biên soạn quốc sử, phát triển y học và bàn luận về các vấn đề chính trị, pháp luật. Trong khi đó, Phật giáo với cơ chế hoạt động và tổ chức đào tạo của nó đã không đáp ứng được những yêu cầu nói trên của xã hội phong kiến Việt Nam.

Do đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam như trên đã nói, nên ngay từ thời Lý – Trần, Nho giáo đã đóng vai trò là cơ sở tư tưởng của việc xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền, quản lý xã hội và hoạch định chính sách của triều đình phong kiến. Mặc dù xã hội thời Lý - Trần rất tôn sùng đạo Phật, nhưng căn cứ lý luận để xây dựng và phát triển hai triều đại này lại là những nguyên lý của Nho giáo. Từ những lời phát biểu của Đào Cam Mộc nhằm đưa Lý Công Uẩn lên ngôi đến Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh của Lý Chiêu Hoàng đều lấy những nguyên lý trong kinh điển của Nho giáo làm căn cứ. Những văn kiện quan trọng có liên quan đến việc phát động chiến tranh giữ nước, như bài văn Lộ Bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, v.v. thường sử dụng một số khái niệm của Nho giáo.

Trên phương diện văn hoá - giáo dục, ngay từ thời Lý, khi được coi trọng và giữ vị trí là nền giáo dục chính thức của nhà nước phong kiến, Nho học đã thể hiện rõ vai trò của một nền giáo dục có cơ chế, bài bản và đầy sức sống. Do đó, nó đã tạo ra một bước tiến vượt bậc về nội dung giáo dục, cũng như về mặt tổ chức và thực thi việc giáo dục và thi cử. Sang thời Trần, nhờ sự phát triển của nền giáo dục Nho học mà tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo. Họ tích cực tham gia chính sự, cũng như tham gia vào các hoạt động văn hoá nghệ thuật, học thuật và tư tưởng đương thời. Chính vì thế, lúc bấy giờ, Nho giáo đã thực sự thúc đẩy các hoạt động văn hoá của nước Đại Việt tiến lên phía trước.

Khác với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đến nhà nước phong kiến, ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình, dòng họ và làng xã Việt Nam diễn ra chậm hơn. Trong thời Lý - Trần, ảnh hưởng đó còn mờ nhạt. Các thành viên của gia đình, dòng họ và làng xã còn chịu ảnh hưởng nặng của những giá trị đạo đức truyền thống và một phần của những giá trị đạo đức Phật giáo. Phải đến thế kỷ XV, khi Nho giáo được độc tôn, thì nhà nước phong kiến và các Nho sĩ mới áp đặt được những quy phạm đạo đức của Nho giáo xuống các gia đình, dòng họ và làng xã thông qua các điều luật, các chỉ dụ, các huấn điều và những quy ước về nghi lễ, như tang lễ, hôn lễ.

Song, về mặt lý thuyết xây dựng chế độ quân chủ tập quyền và quản lý xã hội của Nho giáo cũng có nhiều hạn chế. Bởi vậy, ở Việt Nam, Nho giáo được độc tôn chưa đầy một thế kỷ, xã hội đã loạn lạc, các tập đoàn phong kiến nổi lên tranh quyền, đoạt vị suốt ba thế kỷ tiếp đó. Niềm tin vào Nho giáo, nhất là vào đức trung quân của Nho giáo, đã giảm dần. Nhưng, trong ba thế kỷ này, các tập đoàn phong kiến vẫn dùng Nho giáo làm vũ khí tư tưởng để trị nước. Lúc ấy, quyền lực trong xã hội vẫn thuộc về những người đứng đầu các tập đoàn phong kiến, nên dù đức trung quân có bị giảm sút thì nó vẫn được sử dụng để củng cố uy quyền của các vị vua, chúa mới nổi lên.

Trong các thế kỷ XVII và XVIII, việc học hành và thi cử của Nho học tuy có những nét tiêu cực, nhưng cũng chính nền giáo dục Nho học lúc bấy giờ đã sản sinh ra những nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học và y học kiệt xuất, như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm, v.v..

Sang thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào các nước châu Á lạc hậu, cùng sự lan toả trên phạm vi toàn thế giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Do đó, nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nó đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Còn Nho giáo, do là hệ tư tưởng nhằm bảo vệ cái chế độ phong kiến suy tàn ấy nên tất nhiên nó có tính phản động, đi ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo đã bộc lộ rõ rệt những nhược điểm và yếu kém của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt Nam, đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ, đã phê phán những mặt lạc hậu và yếu kém của Nho giáo không những trên phương diện chính trị, như tổ chức nhà nước, củng cố quốc phòng, mà cả trên phương diện kinh tế, tài chính, nhất là trên phương diện văn hoá, giáo dục. Như vậy, ở thế kỷ XIX, Nho giáo đã cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam không những trên phương diện chính trị - văn hoá, mà cả trên phương diện kinh tế - xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, những kỷ cương của xã hội theo chuẩn mực của Nho giáo đã không còn sức hấp dẫn và không có sức thuyết phục nhân dân trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược.

Ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng học thuyết Nho giáo là dòng chảy văn hóa liên tục và luôn mang tính thời đại. Nghiên cứu Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay, phải xem xét từ khía cạnh lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý một thực trạng xã hội đang chứa đựng những yếu tố văn hóa Nho giáo. Những vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, lề lối làm việc, ứng xử trong xã hội; đang là những đề tài mang tính thời sự, cần được lý giải trong xã hội Việt Nam đương đại đang trên chặng đường hội nhập ngày càng rộng hơn, sâu hơn ở cả 3 cấp độ: toàn cầu, khu vực và song phương, dưới tác động của toàn cầu hóa. Hiện nay, phong trào "Tân Nho học" đang lan rộng ở nhiều nước phương Đông và phương Tây, và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó.

Nho giáo đã để lại ảnh hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, những ảnh hưởng vẫn tiếp tục tác động đến đời sống xã hội Việt Nam sau thế kỷ XIX. Là một giá trị được tiếp nhận và vận dụng như một học thuyết chính trị để xây dựng và bảo vệ đất nước, một hệ thống chuẩn mực để tổ chức và quản lý xã hội.

Tìm hiểu nghiên cứu Nho giáo ở thế kỷ XX- những vấn đề lý luận và thực tiễn có thể góp thêm nhiều dữ kiện vào việc nghiên cứu Nho giáo Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Nho giáo nói chung.

2. NỘI DUNG:

            2.1. Học thuyết của Nho giáo:

Vượt qua biên giới Trung HoaNho giáo được truyền bá vào Việt Nam. Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán Tự từ Nho gồm từ nhân (người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ). Nho Giáo còn gọi là nhà nho, người đọc sách thánh hiền, được thiên hạ trọng dụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với luân thường đạo lý.

“Nho” là một danh hiệu chỉ những người có học thức. Nho giáo là hệ thống giáo lý của các nhà nho nhằm mục đích tổ chức xã hội có hiệu quả. Cơ sở hình thành, ra đời của Nho giáo được xuất phát từ thời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Đông Hán. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn ly, Khổng Tử mới phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá...

Nho giáo là một học thuyết chính trị. Để để làm được điều đó, Nho giáo đào tạo cho được những người cai trị kiểu mẫu, lý tưởng đó là quân tử. Để trở thành người quân tử, trước hết bản thân phải tự đào tạo, phải tu thân, có 3 tiêu chuẩn chính sau: Đạt đạo, đạt đức và biết thi - lễ - nhạc.

Tu thân rồi, bổn phận của người quân tử là phải hành động, phải ra làm quan, làm chính trị. Nội dung công việc này là tề gia - trị quốc - bình thiên hạ. Kim chỉ nam cho công việc cai trị là: Nhân trị (cai trị bằng tình người) và Chính danh (tức là phải làm sao để vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con).

Nghiên cứu về Nho giáo, nhiều học giả cho rằng Nho giáo được hình thành, phát triển từ Trung Hoa rồi lan toả ra các quốc gia khác, là đứa con tinh thần được ra đời được nuôi dưỡng bởi truyền thống văn hoá du mục phương Bắc và truyền thống văn hoá nông nghiệp phương Nam[1], cụ thể là:

- Chất du mục phương Bắc mà Nho giáo nguyên thuỷ tiếp thu thể hiện nổi bật:

Tham vọng bình thiên hạ, coi trọng cái quốc tế và coi nhẹ cái quốc gia. Bởi bản thân Khổng Tử đã trên 01 lần rời quê hương nước Lỗ để tìm minh chủ. Gốc của tham vọng bành trướng là truyền thống trọng sức mạnh - điều đó đã được Khổng Tử đưa vào Nho giáo qua chữ “dũng” (nhân - trí - dũng).

Quan niệm về một xã hội trật tự, ngăn nắp, có tôn ti trên dưới rõ ràng, thể hiện qua thuyết chính danh với nếp sống chặt chẽ, kỹ cương được đảm bảo bằng sức mạnh.

- Chất nông nghiệp phương Nam mà Nho giáo nguyên thuỷ tiếp thu thể hiện:

vViệc đề cao chữ Nhân và nguyên lý nhân trị có nguồn gốc từ lối trọng tình của người nông nghiệp phương Nam.

Việc coi trọng dân có nguồn gốc từ tinh thần dân chủ có nguồn gốc từ văn hoá nông nghiệp phương Nam. Khổng Tử nói: Dân là chủ của thân, vì thế thánh nhân xưa lo xong việc dân rồi mới lo đến việc thân.

Nho giáo nguyên thuỷ rất coi trọng văn hoá, đặc biệt là văn hoá tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc....). Tình yêu nam nữ mà kinh Thi nói đến nhiều chính là biểu hiện của tình người, là cái gốc của nhân và cũng là cái gốc của mọi sự.

Trên cơ sở dựa vào 2 truyền thống văn hoá đối lập nhau - du mục và nông nghiệp - trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động, khiến cho tư tưởng của Nho giáo không tránh khỏi những giằng co, nhiều khi chứa đựng đầy mâu thuẫn.

Mâu thuẫn rõ nhất của Nho giáo vẫn không thoát khỏi lối nghĩ miệt thị dân của những kẻ có sức mạnh (dân chúng có thể khiến cho họ theo chứ không thể giảng cho họ hiểu được). Nho giáo cũng chống lại chính sách pháp trị của truyền thống du mục, nhưng ban đầu Khổng Tử đã tỏ ra rất lúng túng giữa lễ trị và nhân trị. Ông cũng nhiều lần nói đến lễ trị, vận động các nước chư hầu duy trì cái lễ của nhà Tây Chu. Ông cũng đã nhập Nhân với Lễ, và còn đi xa hơn, coi Nhân là cái gốc của lễ nhạc. Tuy đầy mâu thuẫn và lúng túng, nhưng rõ ràng là về tư tưởng, Khổng Tử và Nho giáo nguyên thuỷ đã thiên về truyền thống nông nghiệp phương Nam hơn. Đồng thời, cũng chính cái chất nông nghiệp phương Nam là nguyên nhân gây nên bi kịch lớn nhất của Nho giáo là: Cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công gây dựng nên, vừa có thể nói là rất thành công, lại vừa có thể nói là thất bại. Vì trong khi các bậc đế vương với truyền thống trọng võ phương Bắc quen cầm quyền theo lối pháp trị và chuyên chế bằng vũ lực thì Khổng Tử lại chịu ảnh hưởng của truyền thống trọng tình (trọng văn) phương Nam, mà khuyên họ cầm quyền theo lối nhân trị. Chính vì vậy, nên ngay từ khi còn sinh thời, Khổng Tử luôn muốn làm quan nhưng hầu như chẳng được ai trọng dụng.... Chính vì thế, về sau đã có một số thế lực tập trung vào việc loại trừ chất nông nghiệp phương Nam trong Nho giáo bằng các hành động:

- Những người chủ trương sửa đổi không dám tấn công thẳng vào chữ Nhân và chủ trương nhân trị, bởi lẽ đây là cốt lõi của học thuyết Khổng Tử, chính nhờ đó mà Nho giáo được chọn làm công cụ mị dân. Nhưng họ đã lờ đi, hạn chế nhắc đến chữ Nhân và nhân trị, thay vào đó là nói đến lễ trị và đặc biệt là đề cao Trời (thiên mệnh). Mọi việc thế gian đều do Trời quyết định. Đề cao trời để rồi đồng nhất quyền vua (vương quyền) với quyền Trời (thần quyền) bằng thuyết Vương quyền thần thụ:Quyền thống trị của vua là theo mệnh trời, do Trời giao phó. Vua đã được biến thành ông Trời con, có quyền uy tuyệt đối, dân trở thành những kẻ bầy tôi ngoan ngoãn - đó thật là cả một sách lược khôn ngoan, tác dụng của nó còn hơn cả lễ trị và pháp trị.

- Loại bỏ cái hạt nhân dân chủ. Thay cho quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về Ngũ luân với các quan hệ hai chiều bình đẳng, tất cả được quy về 3 mối chủ yếu, tạo nên thuyết “Tam cương” (quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng) với quan hệ 1 chiều duy nhất chỉ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới đối với người trên: Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi phụ cương - nghĩa là bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con phải tuyệt đối phục tùng cha, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng.

- Từ đời Hán trở về sau, vai trò của văn hoá cũng bị thu hẹp, nó chỉ giới hạn trong khuôn khổ những gì có lợi cho vương quyền.

Như vậy, Nho giáo nguyên thuỷ đúng như Khổng Tử dự đoán đã hoàn toàn thất bại. Trước khi chết, Khổng Tử rất u buồn, bởi lẽ ông đã không hiểu được rằng, hút nhuỵ từ văn minh nông nghiệp, Nho giáo đầy tính nhân bản của ông chỉ thích hợp được với quy mô làng xã. Để phục vụ cho vương quyền trong phạm vi quốc gia, cần có một thứ triệt lý tổng hợp được chất pháp luật tôn ti của văn minh du mục để cai trị và chất tình cảm của văn minh nông nghiệp để lấy lòng dân, con đường thích hợp hơn là du mục hoá Nho giáoNhiệm vụ này Hán nho đã thực hiện một cách xuất sắc bằng việc đề cao thần quyền (Trời) và thứ bậc tôn ti (Tam cương).

Đối với cuộc sống, Nho giáo quan tâm đến con người. Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ nên tìm cách giải thoát, cần sự “bất sinh”. Lão giáo cũng yếm thế, bi quan như vậy, nên cần sự “vô vi tịch mịch”. Chỉ có đạo Nho là trọng sự sống hơn cả. Không cần phải hỏi ta sinh ra ở cõi đời để làm gì, chết rồi thì đi đâu, chết rồi có linh hồn nữa không “Người muốn biết người chết rồi có biết gì nữa không ư ? Chuyện đó không phải là chuyện cần kíp bây giờ, rồi sau biết”. Cho nên Khổng Tử ít bàn đến chuyện quỷ thần, đến chuyện quái lạ, huyền bí. Làm người ở đời hãy lo lấy việc của con người. Chuyện của con người lúc sống còn chưa lo hết, lo gì đến việc sau khi chết ! “Phải vụ lấy việc nghĩa của con người, còn quỷ thần kính mà xa ta” (Luận ngữ). Khi khoa học chưa phát triển, các tôn giáo còn thịnh hành, những chuyện mê tín dị đoan còn huyền hoặc người ta gây bao nhiêu tai hại, thì thái độ “kinh nhi viễn chi” là đúng. Khổng Tử tuy chưa thoát ra được cái “thiện đạo quan” của đời Chu, nhưng ông đã bắt đầu hoài nghi quỷ thần, trời mặc dù ông vẫn trong việc tế trị. Nho học khuyên con người ta nên yêu đời, vui đời, sống có ích cho đời, cho xã hội. Câu Khổng Tử trả lời Tử Lộ khi ông ta định sang giúp Phật Bật nêu rõ điều đó: “Ta đây há lại là quả dưa, chỉ được treo mà không được ăn hay sao” sống ở đời mà bỏ việc đời là trái đạo con người. Sống là hành động, đem tài trí giúp đời Khổng Tử chính là tấm gương cho các nhà Nho đời sau noi theo. Ông không tìm thú vui ở chỗ ẩn dật hay ở chỗ suy tưởng suông, mà ở chỗ hành động, hành đạo. Khổng Tử đi chu du thiên hạ ngoài mục đích tìm cách thực hiện lý tưởng của mình suốt 14 năm. Không ai dùng, trở về đã 70 tuổi ông vẫn dạy học, làm sách, truyền bá tư tưởng của mình. Đây có thể nói là điểm sáng nhất của Nho giáo so với các học thuyết khác, và có lẽ chính nhờ nó mà Nho giáo giữ vị trí độc tôn và ưa chuộng trong thời gian rất dài của lịch sử.

Về đạo đức, Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người. Phải nói đạo làm người của Khổng Tử dạy là đạo làm người trong xã hội phong kiến. Những quan niệm đạo đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnh cửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, giúp ông sống giữa bầy lang sói mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng. Suy đến cùng đạo làm người ấy bao gồm 2 chữ  nhân nghĩa. Khổng Tử giảng chữ Nhân cho học trò không lúc nào giống lúc nào, nhưng xét cho kỹ, cốt tuỷ của chữ Nhân là lòng thương người và cũng chính là Khổng Tử nói “đối với người như đối với mình, không thi hành với người những điều mà bản thân không muốn ai thi hành với mình cả. Hơn nữa cái mình muốn lập cho mình thì phải lập cho người, cái gì mình muốn đạt tới thì cũng phải làm cho đạt tới, phải giúp cho người trở thành tốt hơn mà không làm cho người xấu đi” (luận ngữ). “Nghĩa” là lẽ phải, đường hay, việc đúng. Mạnh Tử nói “nhân là lòng người, nghĩa là đường đi của người”. “Nhân là cái nhà của người, nghĩa là đường đi ngay thẳng của người” “ở với đạo nhân, nói theo đường nghĩa, tất cả mọi việc của đại nhân là thế đó”.

Đến Hán Nho, Đổng Trọng Thư đưa nhân nghĩa vào ngũ thường. Tam cương ngũ thường trở thành giềng mối trụ cột của lễ giáo phong kiến. Sang Tống Nho, hai chữ nhân nghĩa càng bị trừu tượng hoá. Các nhà Tống Nho căn cứ vào thuyết “thiện nhân hợp nhất” khoác cho hai chữ “nhân nghĩa” một màu sắc thần lá siêu hình. Trời có “lý” người có “tính” bẩm thụ ở trời. Đức của trời có 4 điều: Nguyên, hạnh, lợi, trinh; đức của người có nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn đức của người tương cảm với bốn đức của trời.

Hệ thống hoá lại một cách tóm tắt hai chữ “nhân nghĩa” ở một số thời điểm phát triển của Nho giáo như trên, ta có thể kết luận hai chữ “nhân nghĩa” của Nho giáo là khái niệm thuộc phạm trù đạo lý, nội dung từng thời kỳ có thêm bớt nhưng căn bản vẫn là những lễ giáo phong kiến, không ngoài mục đích duy nhất là ràng buộc con người vào khuôn khổ pháp lý Nho giáo, phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Trong quá trình phát triển càng ngày nó càng bị trừu tượng hoá trên quan điểm siêu hình.

Tuy nhiên quan niệm đạo đức của Nho giáo quả là có rất nhiều điểm tích cực. Một trong những đặc điểm đó là đặt rõ vấn đề người quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả; dù nguyên tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh. Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội. Truyền thống hiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ không thể bảo là di sản của Nho giáo chỉ có tiêu cực.

Khi Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc vào năm 192 - Trước Công nguyên (vào lúc Nho giáo ở Trung Quốc được suy tôn làm quốc giáo), các thế lực phong kiến phương Bắc luôn kiên trì đeo đuổi ý định đồng hóa nhân dân Việt Nam, cũng như cố đồng hóa nhiều dân tộc khác nhằm mục đích truyền bá văn hóa, truyền bá Nho giáo. Trái lại, nhân dân Việt Nam, ngoài phương pháp đấu tranh vũ trang giành lại tự chủ, còn phải tiến hành một loạt phương pháp khác nhằm bảo tồn giống nòi, phong tục tập quán và những di sản quý giá của mình; đồng thời sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng văn hóa nước ngoài cao hơn văn hóa vốn có của dân tộc ta, biến cái của người thành cái của mình[2].

Đến thời Tây Hán, đầu Công nguyên, thái thú Tích Quang và Nhâm Diên “dựng học hiệu dạy lễ nghĩa” tại quận Giao Chỉ và Cửu Chân nhằm truyền bá Nho giáo và ép nhân dân ta theo phong tục Hán. Thời Vương Mãn, đông đảo sĩ Trung Quốc lánh nạn, di cư sang Giai Chỉ - và họ cũng góp phần truyền bá đạo Nho bằng cách mở trường để kiếm sống [3]

Sang thời Đông Hán, số trường học nhiều hơn trước, chẳng những con em bọn thống trị ngoại quóc đi học, mà có cả con em người bản địa giàu có hoặc cộng tác với quân đô hộ… Trên cơ sở đó, Sĩ Nhiếp mở mang việc học ở Việt Nam [4].

Đến đời Đường, khi Trung Quốc trở lại thống nhất, chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc lại tiếp tục trên một trình độ mới, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Song có nhiều nhà nho học giỏi, đỗ cao, nhưng không phải là người bản xứ của Châu Giao, không phải là giống Hán nên không được bổ làm quan ở cấp xứng đáng với tài năng mà chỉ được trông nom cổng thành (như Tinh Thiều….).

Trong thời kỳ đầu lập quốc, Nho giáo chưa thịnh hành. Các nhà Ngô, Đinh, Lê trong buổi đầu của việc xây dựng nhà nước phong kiến, cùng với việc bận rộn việc đánh đuổi giặc ngoài, bình giặc trong, nên việc  cấp thiết hơn việc văn, nên nhà vua ít lưu tâm đến việc học (việc học lúc này do nhà chùa đảm nhận). Giai đoạn này diễn ra cuộc đấu tranh âm ĩ giữa Nho và Phật, nhưng không ồn ào đổ máu, không thôn tính lẫn nhau, mà trái lại để tạo ra một sự thăng bằng trong đời sống tinh thần Việt Nam, đã dẫn đến đặc trưng riêng có ở Việt Nam là “Tam giáo đồng nguyên”, đó là:

- Nho giáo chi phối con người về mặt lý tính và nghĩa vụ xã hội;

- Phật giáo chi phối con người về mặt tình cảm, tưởng tượng và ước mơ nhân đạo;

- Đạo giáo chi phối con người về mặt ý chí khắc phục khó khăn trần thế bằng phương thuật bí ẩn.

Thực tế, nhà nước sử dụng nhân tài từ Phật giáo- Đạo giáo và Nho giáo (mà trước hết là Phật, Đạo, rồi mới đến Nho). Tập tục triều đình con xa lạ với Nho giáo.

Đến khi nhà Lý thành lập, tình hình chính trị trong nước được ổn định lâu dài, mới có điều kiện mở mang học vấn. Sự học đã trở thành một nhu cầu cấp thiết để củng cố chính quyền, để tuyển lựa một số quan chức. Nho giáo đã theosự phát triển của việc học mà vươn lên dần dần (theo Giáo sư Trần Văn Giàu, thời Lý sơ, việc học nước ta phỏng theo lối của nhà Đường). Đến năm 1070, với sự kiện nhà Lý cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử thì có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức tại Việt Nam. Chính vì vậy, Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho (nhà Lý tương ứng với nhà Tống ở Trung Hoa), chứ không phải là Hán Nho, Đường Nho, Thanh Nho... Trong khi đó, quần chúng nhân dân vẫn theo Phật giáo, Đạo giáo. Song Phật giáo dù được tôn sùng đến đâu, dù cố gắng nhập thế đến mức nào, bản thân Phật giáo cũng không phải là một đạo trị nước. Đạo giáo cũng vậy.

Sang thời Trần, Nho giáo phát triển hơn, chính quyền đã dùng Nho làm trị đạo. Nhu cầu thiết thực của viejc trị nước, nhu cầu tiến hóa của bản thân trí tuệ, ảnh hưởng ngày thêm tăng về mặ văn hóa của nước láng giềng khổng lồ, những lưu tệ của Phật giáo trong xã hội đương thời, đã khiến cho Nho giáo lần chiếm thế mạnh để cuối cùng thì chiếm ưu thế ở triều đình và trong hàng trí thức so với Phật giáo. Giai đoạn này, các khoa thi được mở đều đặn hơn. Năm 1236, Trần Thái Tông lập Quốc Tử viên dạy Ngũ kinh, Tứ thư cho con em các nhà quý tộc. Năm 1253, Quốc học viên được thành lập, không phải để cho thiếu niên mà để cho các nho sĩ đã có trình độ tới lui học tập. Ngoài 2 viên trên, xã hội còn có trường tư nổi tiếng (như trường của Chu Văn An, trường của Chiêu Quốc Vương….) đã chứng tỏ sự phát triển khá rực rỡ của Nho học [6]

Như thế, Phật giáo lui dần, ít ra trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, còn Nho giáo thì tiến mãi và cung cấp ngày càng đông sĩ tử cho nhà nước phong kiến. Song đến cuối đời Trần, Nho giáo vẫn chưa được người dân Việt chấp nhận (Nhà nho Lê Quát - học trò Chu Văn An rất tức giận vì thấy toàn dân theo Phật giáo mà đã viết trên một tấm bia có ý nói học nhiều mà chưa đựoc dân tin bằng Phật giáo...).

Khi quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng thi hành một chính sách cực kỳ tàn bạo, thâm độc, nhằm thủ tiêu văn hóa Việt Nam. Năm 1407, vua Minh ra lệnh cho Trương Phụ, Trần Húc thiêu hủy tất cả sách vở do người Việt Nam viết, thiêu hủy cả bản gỗ, dập nát các bia đá… rồi tiến thêm tịch thu tất cả sách vở về lịch sử, văn học, pháp luật, quân sự của người Việt Nam còn sót lại. Trong kháng chiến 10 năm chống quân Minh (1418 - 1458), các nhà Nho Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Trãi tập hợp, tiếp thu một học thuyết từ bên ngoài để làm lý luận

 hướng dẫn tư duy và hành động cho dân tộc mình là một chân lý phổ biến, là một sự thực khách quan của các thời đại, của các dân tộc.

Từ thời Lê trở đi, Nho giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam. Nho giáo đã góp phần đắc lực trong cuộc chiến đấu chống Minh, giải phóng dân tộc. Tuy rằng đa số nhân dân, tướng sĩ Lam Sơn về mặt tín ngưỡng vẫn theo Phật giáo hay Đạo giáo. Năm 1428, Lê Lợi lập Quốc tử giám ở kinh thành và nhiều trường học ở các đạo. Năm 1483, Lê Thánh Tôn xây dựng lại Văn Miếu và lập nhà Thái học (sau Văn Miếu) vừa là giảng đường, vừa là thư viện và nơi bảo quản các bản in gỗ quan trọng. Tiếp đến năm 1480, Lê Thánh Tôn định lệ dựng bia đá ở Văn Miếu, ghi lý lịch các vị Tiến sĩ từ khóa 1442 trở đi…

Sang thời Tây Sơn, Nho giáo tiếp tục được tôn trọng. Bản thân Quang Trung hạ chiếu yêu cầu Nguyễn Thiếp phải hướng việc học tập thi cử theo phép của Chu Tử; đồng thời có kế hoạch táo bạo biên soạn chữ Nôm…

Như vậy, suốt các thời Ngô, Đinh, Lê (sơ), Lý, Trần, Lê (hậu), ở Việt Nam tâm giáo đều lưu hành, có lúc suy, lúc thịnh, có đấu tranh nhưng chưa hề có chiến tranh tôn giáo như đã thấy xảy ra ở các nước châu Âu hay châu Á khác. Trái lại, các tôn giáo này đã đoàn kết với nhau để chống ngoại xâm.

Nho giáo tự bản thân nó không phải là một tôn giáo như Hồi giáo, Công giáo, Nho giáo chỉ lo cho dời sống mà ít lo việc sau khi chết, Nho giáo không có tín ngưỡng vào đáng cứu thế, vào Thượng đế sáng tạo vũ trụ…., cho nên sự mê tín tuy có nhưng không đến nỗi nặng nề có thể đưa đến chiến tranh tôn giáo. Khi giành được nền tự chủ dân tộc, Việt Nam muốn tồn tại thì phải chọn lấy một ý thức hệ tích cực, quan tâm đến con người đến cuộc đời, đến xã hội, đến vận mệnh dân tộc. Nho giáo có nhiều hạn chế nhưng trong 3 ý thức hệ phong kiến thì phải nói Nho giáo có nhiều nhân tố tích cực nhất. Do đó cha ông ta đã chọn lấy Nho giáo bởi nó đáp ứng được nhiều vấn đề mà đời sống đặt ra. Song nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu một hệ tư tưởng ngoại lai, không tiếp nhận nguyên cả hệ thống mà tiếp nhận các yếu tố riêng lẻ để rồi cấu tạo theo cách riêng của mình tạo thành một hệ thống mới với những nét khác biệt. Nho giáo Việt Nam là một hệ thống như thế, đã làm được như thế.

Tóm lại:

Một là, Nhà nước phong kiến Việt Nam, nhất là thời kỳ triều Lê và triều Nguyễn đã học tập rất nhiều ở cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật của người Trung Hoa .

Hai là, hệ thống thi cử của Nho giáo để tuyển chọn người tài bổ dụng vào bộ máy cai trị được xây dựng trên nguyên lý trọng văn đã được triều đình phong kiến Việt Nam vận dụng ngay từ đầu triều Lý. Từ kỳ thi mở đầu năm 1075 đến kỳ thi cuối cùng của lịch sử khoa cử phong kiến năm 1919, trong vòng 844 năm có tất cả 185 khoa thi với 2.875 người đỗ, trong đó có 56 trạng nguyên (nhà Nguyễn không lấy trạng nguyên).

Ba là, khi chữ cổ đã dần dần mất hẳn, thì người Việt đã sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính. Trong tâm thức người ViệtNam, chữ Hán và Nho giáo không tách rời nhau và được đồng nhất với cái gì thiêng liêng nhất: Chữ Hán còn được coi là chữ “thánh hiền”... Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã tạo ra chữ Nôm (chữ của người Nam) dùng trong sáng tác văn chương. Thời Tây Sơn, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã mở rộng ra, sử dụng chữ Nôm cả trong lĩnh vực hành chính và giáo dục (La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp được giao nhiệm vụ dịch Tứ thư, Ngũ kinh và các sách giáo khoa ra chữ Nôm)

2.2. Tình hình nghiên cứu Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XX.

            Vấn đề Nho giáo trong xã hội hiện đại, không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà còn là vấn đề đặt ra chung cho cả khu vực và toàn cầu.Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore và ở Việt Nam cũng có rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức và rất nhiều sách báo được phát hành nhằm nghiên cứu về Nho giáo.

Từ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhưng học thuyết Nho giáo là dòng chảy văn hóa liên tục và luôn mang tính thời đại. Nghiên cứu Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay, phải xem xét từ khía cạnh lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý một thực trạng xã hội đang chứa đựng những yếu tố văn hóa Nho giáo. Những vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, lề lối làm việc, ứng xử trong xã hội; đang là những đề tài mang tính thời sự, cần được lý giải trong xã hội Việt Nam đương đại đang trên chặng đường hội nhập ngày càng rộng hơn, sâu hơn ở cả 3 cấp độ: toàn cầu, khu vực và song phương, dưới tác động của toàn cầu hóa. Hiện nay, phong trào "Tân Nho học" đang lan rộng ở nhiều nước phương Đông và phương Tây, và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung đó.

Theo kết quả nghiên cứu hiện nay có 1.689 tên tài liệu  công bố về Nho giáo và Nho học. Tài liệu nghiên cứu trên các lĩnh vực  bao gồm: 

        1.Về kinh điển Nho gia.

 Gồm có 81 tài liệu. Đây là tài liệu gốc và trực tiếp để nghiên cứu về Nho học và Nho giáo Việt Nam . Tác phẩm kinh điển Nho học vào Việt Nam chủ yếu đi vào nghiên cứu:

           - Tứ thư : 14 tên tài liệu; Về Ngũ kinh : 19 tên tài liệu,

           - Tóm tắt kinh điển (toát yếu, tiết yếu): 15 tên tài liệu,

           - Chú giải kinh điển: 15 tên tài liệu,

           - Bản dịch kinh điển sang quốc âm (chữ Nôm): 25 tên tài liệu,

           - Bình giải về kinh điển: 9 tên tài liệu,

           - Bàn về kinh điển dưới dạng văn sách: 150 tên tài liệu.

Tác giả nổi tiếng trong thế kỷ XVIII như Ngô Thì Nhậm (Xuân thu quản kiến), Lê Quý Đôn (Tứ thư ước giải), Phạm Nguyễn Du (Luận ngữ ngu án),... bàn luận rất sâu về tư tưởng Nho giáo và các khía cạnh có liên quan. 

          2.Tài liệu phản ánh ảnh hưởng của Nho giáo và Nho học tại Việt Nam

Loại này có đến 1.608 tên tài liệu, trên nhiều lĩnh vực trong đời sống như: văn học, giáo dục, đạo đức, luật pháp, chế độ, sử học, lễ nghi.

2.Trên lĩnh vực văn học Nho giáo .

Văn học Nho giáo có 1.246 tên tài liệu là một nền văn học do các trí thức Nho giáo sáng tác, dựa trên tư tưởng và thẩm mỹ theo quan điểm của Nho giáo. Đây là các tác phẩm văn học được viết bằng nhiều thể loại khác nhau, trong số các tác giả có những tên tuổi lớn được ghi nhận trong nền văn học Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Tự Đức, Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh…

Trong đó đặc biệt thơ vịnh sử - một loại đề tài rất phổ biến trong văn học trung đại, thơ vịnh sử đánh giá và bình luận về một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử nào đó bằng hình tượng văn học và ngôn ngữ thi ca. Qua đó tác giả rút ra những bài học, xem như một tấm gương soi và gửi gắm quan điểm nhân sinh của mình. Sự chọn lựa nhân vật hay sự kiện lịch sử nào không hoàn toàn tùy thuộc vào tầm vóc của nhân vật hoặc sự kiện mà tuỳ thuộc vào cảm hứng rất riêng của người viết. Đây là tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu về văn học và tư tưởng của Việt Nam trong quá khứ.

Hiện nay còn lưu trữ 112 tài liệu thơ vịnh sử. Cuốn sách tập hợp được nhiều tác phẩm thơ vịnh sử nhất là Vịnh sử hợp tập . Sách này do Dương Thúc Hiệp đề tựa năm Nhâm Dần, niên hiệu Thành Thái (1902), chép đến 900 bài thơ vịnh sử Trung Quốc của các tác giả Việt Nam Phạm Vĩ Khiêm, Nguyễn Đức Đạt, Dương Thúc Hiệp…

Thứ hai là Vịnh sử hợp tập về số lượng bài thơ là Vịnh sử thi tập . Bộ sách có 570 bài thơ vịnh 225 nhân vật lịch sử Trung Quốc. Trong khi đó có các tác giả như Đặng Minh Khiêm (với Thoát Hiên vịnh sử thi tập, Hà Nhiệm Đại (với Khiếu vịnh thi tập ), Tự Đức (với Ngự chế Việt sử tổng vịnh) lại lấy đề tài từ sử Việt Nam.

      3. Về giáo dục và Khoa cử Nho giáo .

 Gồm có 537 tên tài liệu. Chủ yếu là chọn người tài vào bộ máy hành chính thông qua các cuộc thi về học vấn là một hình thức phổ biến ở Trung Quốc và các nước Đông Á chịu ảnh hưởng Nho giáo. Hệ thống khoa cử để cho tất cả mọi người đều có cơ hội thể hiện tài năng và trình độ học vấn là một trong những ưu việt của các nước này, đã từng được đánh giá và ca ngợi. Tuy nhiên, lối học từ chương, sáo rỗng và khuôn mẫu đã làm cản trở sự phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật ở các nước này trong quá khứ. 

Trong số 439 tên tài liệu về khoa cử, có đến 332 tên tài liệu là tập hợp các bài văn mẫu làm tài liệu tham khảo cho những người học thi; chỉ có 1 cuốn nói về hệ thống bài thi và 30 cuốn đề cập đến phép thi, quy chế thi cử. Sách giáo khoa chỉ có 22 cuốn, chủ yếu là những sách do Ban Tu thư ở Huế biên soạn để dạy học trò theo lối mới vào đầu thế kỷ XX, theo chủ trương của Dương Lâm, Đoàn Triển, Bùi Hướng Thành, Đỗ Văn Tâm. 

Trong suốt thời kỳ khoa cử Nho giáo, những người đi thi, đều có khát vọng được ghi danh trên bảng vàng bia đá, lưu mãi tiếng thơm, đều có khát vọng cống hiến cho triều đình và đất nước. Tên tuổi, quê quán của những người đỗ đạt trong các cuộc thi Nho giáo được chép trong loại tài liệu gọi là Đăng khoa lục (sách cho các thông tin về những người thi đỗ). Hiện nay, còn lưu trữ 78 tên tài liệu (có tên gồm nhiều cuốn). Trong đó có 38 cuốn đã được sử dụng để biên soạn cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 -1919, Ngô Đức Thọ chủ biên, Nhà xuất bản Văn học năm 1993, với các thông tin chủ yếu nhất về các nhà trí thức Nho học Việt Nam đã trúng tuyển trong các kỳ thi đại khoa (tức thi Hội và thi Đình) do triều đình tổ chức.

Liên quan đến giáo dục Nho giáo, còn phải kể đến các tài liệu về Văn Miếu, là những thiết chế văn hóa phục vụ cho việc tôn vinh Đức Khổng Tử - vị “Vạn Thế Sư Biểu” của Nho giáo, và Quốc Tử giám là nơi đào tạo những người con ưu tú có triển vọng về học vấn. Thống kê cho biết có 20 tài liệu nói về văn miếu, bao gồm cả Văn miếu Hà Nội, Văn miếu Huế và văn miếu các tỉnh; có 9 tài liệu nói về Quốc Tử giám Hà Nội và Huế. 

4.  Về Đạo đức Nho giáo. 

Đạo đức Nho giáo còn lưu trữ 134 tài liệu. Các tài liệu loại này gồm:

1. Chuyện các nhà hiền triết nhân từ, các danh nho khí tiết, chuyện những người hiếu thảo,

2. Đạo đức của người làm quan,

3. Các sách về gia đình truyền thống v.v….

Trong mảng tài liệu về đạo đức Nho giáo, GS. Trần Đình Hượu là nhà nghiên cứu rất sâu sắc và có những tổng kết rất bổ ích và quan trọng. 

Hiện nay  có 61 tên tài liệu về gia đình truyền thống, ngoài ra còn có 264 cuốn gia phả của các dòng họ và 51 tên tài liệu về gia huấn. 

5.Về Luật pháp. 

 Gồm có 40 tên tài liệu .Thời nhà Lý (thế kỷ XI), Việt Nam đã có bộ Hình thư, và thời nhà Trần (thế kỷ XIII) có Hình luật thưThiên Nam dư hạ tập, Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), Quốc triều chiếu lệnh thiện chính thư, Quốc triều khám tụng điều lệ soạn dưới triều Lê (thế kỷ XV); Hồng Đức thiện chính thư soạn dưới triều Mạc (thế kỷ XVI);Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) soạn

6. Chế độ cai trị.

Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều cai trị đất nước theo chế độ được quy định bởi Nho giáo. Tài liệu về chế độ cai trị có 151 tên tài liệu bao gồm:

1. Các văn bản hành chính trao đổi giữa vua và các quan lại;

2. Cách tổ chức bộ máy chính quyền, quan chế các đời;

3. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật.

7. Về tài liệu sử học.

Tài liệu về lịch sử bao gồm cả chính sử, dã sử, dật sử… có 22 tên tài liệu. Đây là các tài liệu mà trong đó trình bày rõ quan điểm viết sử, làm sử của các sử gia phong kiến:

1. Cách tiếp cận các nguồn sử liệu (sử Việt Nam, sử Trung Quốc, dã sử, truyền thuyết);      

2. Cách trình bày sự kiện (chọn sự kiện và đưa vào chính văn hay đưa xuống phần phụ chép);

3. Những nhận xét, bình luận, đánh giá về các sự kiện và nhân vật lịch sử. 

        8. Điển lễ và Lễ nghi nho giáo.

Các điển lễ và lễ nghi Nho giáo do nhà nước quy định gồm 120 tên tài liệu:

  1. Nghi lễ triều đình và hoàng tộc (lễ mừng thọ, đăng quang, tấn phong, lễ ban kim sách, ngân sách trong hoàng tộc);

 2. Tế lễ thần linh, tiên liệt và trời đất (tế Nam Giao, tế Thái Miếu, tế Cung miếu – dưới thời các chúa Trịnh, để tế các tiên liệt của chúa Trịnh, tế Văn Miếu), thể lệ sắc phong cho bách thần;

3. Thể lệ sắc phong cho các quan chức có công lao và dân chúng. 

Đây là loại tài liệu có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử các triều đại, như: văn chương hành chính mang tính quan phương, sự thay đổi về điển lễ qua các đời, các nghi thức nghi lễ diễn ra ở triều đình, sự tưởng thưởng của nhà nước đối với người có công lao, việc bổ nhiệm các quan chức, ghi nhận của nhà nước với bách thần…

Như vậy, việc nghiên cứu về Nho giáo  rất được quan tâm trên nhiều lĩnh vực. Nhiều tài liệu Nho giáo và Nho học chiếm tỷ lệ rất lớn: 1.689 tên tài liệu/5.038 tên tài liệu trong toàn bộ kho sách. Trong đó, nhiều nhất là tài liệu về văn học Nho giáo: 1.246/ 1.689 tên tài liệu, kế đến là tài liệu về Giáo dục Nho giáo: 537/ 1.689 tên tài liệu. 

Đây là một khối lượng thông tin rất phong phú, đa dạng và quan trọng về Nho giáo và Nho học. Điều đó có thể nói về việc nghiên cứu của Nho giáo và Nho học tại Việt Nam, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: tư tưởng, triết học, văn học, đạo đức, luật pháp.

Ngoài ra, trên lĩnh vực khai thác và dịch thuật Ở Việt Nam còn được đẩy mạnh bắt đầu kể từ khi chữ Quốc ngữ dần dần chiếm vị trí ưu thế. Chữ Hán chữ Nôm bắt đầu trở nên khó hiểu đối với đông đảo nhân dân. Đầu thế kỷ XX, một số lượng di sản Hán Nôm đã được dịch ra chữ Quốc ngữ; các bản dịch và bài nghiên cứu đã được đăng tải trên các sách, báo như: Tri tân, Nam phong, Thanh nghị v.v. 

Rất nhiều tác giả  dịch thuật và biên khảo thuộc lĩnh vực Hán Nôm trong thế kỷ XX,

có khoảng 1347 tác phẩm dịch thuật và biên khảo thuộc lĩnh vực Hán Nôm đã được công bố, trong đó: Văn chiếm 579 tác phẩm; Sử chiếm 332 tác phẩm; Triết chiếm 87 tác phẩm; Giáo dục chiếm 58 tác phẩm; Y chiếm 62 tác phẩm; Địa chiếm 55 tác phẩm; Tổng hợp chiếm 174 tác phẩm”.

3. KẾT LUẬN:

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần phải nghiên cứu, phát hiện lại những giá trị của Nho giáo để làm tài sản đóng góp vào kho tàng di sản của nhân loại.

Mặc dù Nho giáo đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam suốt hai mươi thế kỷ. Sự có mặt tất yếu và vai trò lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam không tách rời sự hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo đã đáp ứng được những yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Khi chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn thì Nho giáo Việt Nam cũng trở nên lỗi thời, lạc hậu và có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Ngày nay, ở Việt Nam, Nho giáo không còn tồn tại với đầy đủ những cơ sở xã hội, cơ chế vận hành và cơ sở vật chất của nó nữa, nhưng những tàn dư của Nho giáo vẫn còn tồn tại ở trong hành vi và sự suy nghĩ của con người Việt Nam chúng ta. Trong những tàn dư đó có chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng mang theo những hạn chế của chế độ phong kiến.

 Vì thế, đối với chúng ta hiện nay những tàn dư đó của Nho giáo, chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc, để có thể gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh , giàu đẹp và hiện đại.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Giàu – Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam – Tập 1  - Hệ ý thức và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996.

2. Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997.

3. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) – Lịch sử Tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1993.

4. Lê Sỹ Thắng (chủ biên) – Lịch sử Tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1997.

5. Nguyễn Thanh Xuân – Một số tôn giáo ở Việt Nam. Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội năm 2005.

6. Viện Thông tin Khoa học xã hội – Tôn giáo và đời sống xã hội – Thông tin khoa học xã hội chuyên đề, Hà Nội năm 1998.

7. Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Về tôn giáo. Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1994.

8. Trần Nghĩa – Nhìn lại Hán Nôm học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. KHXH, H. 2003, tr.57-71)

 

 

[1]Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam (cái nhìn hệ thống, loại hình). Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, in lần thứ hai, năm 1997, trang 505.

[2]Giáo sư Trần Văn Giàu – Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996, Tập 1, trang 59

[3]Giáo sư Trần Văn Giàu – Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996, Tập 1, trang 59

[4]Các nhà Nho học Việt Nam xem Sĩ Nhiếp là Sĩ vương, ông tổ của việc học nước ta.

[5]Giáo sư Trần Văn Giàu – Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám – sách đã dẫn, trang 73.

Nguồnhttp://www.vanhoanghean.com.vn

Nguồn: / 0

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...