Danh sách bài viết

Từ Vi mô đến vĩ mô - Mặt trời và hệ mặt trời

Cập nhật: 24/07/2020

Cấu tạo hệ Mặt Trời :

+) Hệ Mặt Trời bao gồm:

. Mặt Trời ở trung tâm hệ ( là thiên thể duy nhất nóng sáng)

. Tám hành tinh lớn:  Thuỷ Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

. Các hành tinh tí hon: gọi là các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch…

+) Đặc điểm:

. Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng 1 chiều thuận, gần như trong cùng 1 mặt phẳng.

. Mặt trời và các hành tinh đều quay quanh mình nó và theo chiều thuận (trừ Kim tinh).

. Toàn bộ hệ Mặt Trời quay quanh trung tâm Thiên Hà của chúng ta.

. Từ định luật III Kê-ple, khối lượng của Mặt Trời lớn hơn khối lượng Trái Đất 333 000 lần  (1,99 . 1030kg)

Mặt Trời :

+) Cấu tạo: gồm 2 phần quang cầu và khí quyển.

. Quang cầu: có dạng đĩa sáng tròn với bán kính góc 16 phút.

          Khối lượng riêng trung bình của vật chất trong quang cầu là  1400 kg/m3

. Khí quyển Mặt Trời:

          Cấu tạo chủ yếu bởi Hiđro, Heli..

          Phân làm 2 lớp:  sắc cầu và nhật hoa.

- Sắc cầu: là lớp khí nằm sát mặt quang cầu có độ dày trên 10000 km, nhiệt độ khoảng 4500K

- Nhật hoa: nằm phía ngoài sắc cầu, vật chất cấu tạo ở trạng thái ion hoá mạnh (trạng thái plasma).

+) Năng lượng :

Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh.

Hằng số Mặt Trời H là lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới 1 đơn vị diện tích cách nó 1 đơn vị thiên văn trong 1 đơn vị thời gian. H bằng 1360 W/m2 suy ra   P = 3,9 .1026 W

+) Hoạt động:

Năm Mặt Trời có nhiều vết đen nhất xuất hiện là năm Mặt Trời hoạt động. Năm  ít vết đen nhất là năm Mặt Trời tĩnh.
Diễn ra theo chu kì liên quan đến số vết đen trên MTrời. Chu kì hoạt động của MTrời trung bình là 11 năm.

Nguồn: /