Danh sách bài viết

Uống bao nhiêu ly rượu, bia thì không say?

Cập nhật: 21/09/2021

Rượu bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh. Vậy uống thế nào để giảm thiểu nguy cơ tổn hại sức khỏe?

Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay mức độ tiêu thụ rượu bia của Việt Nam hiện xếp ở mức rất cao: thứ hai trong các nước Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Mức độ tiêu thụ cũng gia tăng nhanh. Nam giới trung bình 27,2l/người/năm. Trong đó có tới 1/4 người uống ở mức nguy hiểm.

Rượu bia là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trong đó 20% ca tử vong do tai nạn giao thông; 30% do ung thư thực quản, gan, động kinh và giết người; 50% do xơ gan; 3,3 triệu người tử vong do liên quan đến rượu bia trên toàn thế giới.

Uống bao nhiêu là vừa?

Bác sĩ Bảo cho hay không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau phụ thuộc vào tuổi, giới tính, hoàn cảnh và cách thức uống. Một số cá nhân dễ bị tổn thưởng còn bị tăng tính nhạy cảm đối với tính độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định.

Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ.
Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch nước uống, tức tương đương với 3/4 chai hoặc lon bia 330ml (5%), 1 ly rượu vang 100ml (13,5%), 1 cốc bia tươi 330ml hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Nếu có uống nên kiểm soát lượng uống. Uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, xen kẽ cùng nước lọc.

Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay cũng có một số ý kiến cho rằng nếu uống bia thì ít gây hại cho sức khỏe hơn so với uống rượu. Đây là quan niệm không đúng bởi tác hại chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra, vì vậy tác hại do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống (là bia hay rượu) mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng).

Một vấn đề đáng quan tâm khác đó là rượu bia gây lệ thuộc làm cho người uống không tự kiểm soát được hành vi uống của bản thân. Chất cồn là một chất hướng thần gây nghiện nếu uống thường xuyên sẽ làm cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng.

Trong dịp Tết cổ truyền sắp tới, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống những nguy cơ bệnh tật, tai nạn nguy hiểm và các hậu quả xã hội khác, Cục Y tế dự phòng mạnh mẽ khuyến cáo người dân không nên lạm dụng rượu bia, đặc biệt không uống khi tham gia điều khiển các phương tiện giao thông, khi vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn hoặc có các tình trạng bệnh lý phải tránh đồ uống có cồn.

Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn.
Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn.

Điều nguy hại nữa là ở nước ta có tới trên 80% rượu nấu thủ công có chứa các chất độc hại vượt quá hàm lượng cho phép như: Aldehyd, methanol, đặc biệt là Furfurol sinh ra trong quá trình sản xuất rượu với công nghệ thấp. Đây là chất rất độc hại cho bộ máy tuần hoàn, hô hấp, thần kinh. Đó là nguyên nhân của nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và dị tật thai nhi. Chính vì vậy, tiêu chuẩn về rượu đều phải âm tính với furfurol.

Aldehyt vượt mức cho phép cũng sẽ gây ngộ độc mãn tính thần kinh, run tay chân, đau đầu, giảm trí nhớ. Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 của Cục YTDP cho hay trong số nam giới uống rượu bia trong một tuần vừa qua có 64% có uống rượu tự nấu, tự pha chế.

Rượu bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh.

  • RL tâm thần kinh: RL tâm thần nặng, hội chứng cai rượu: động kinh, trầm cảm, lo âu, giảm khả năng tư duy, học tập ở vị thành niên.
  • Gây ung thư: Rượu bia và ethanol được tổ chức NC ung thư xếp vào nhóm chất gây ung thư: khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
  • Bệnh tim mạch: Sử dụng rượu bia ở mức độ nhiều lại làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và làm trầm trọng bệnh tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường: Tăng nguy cơ mắc bệnh/ làm cho bệnh nặng thêm nếu uống nhiều.
  • Tác động tới bào thai: Phụ nữ có thai uống rượu bia có thể làm trẻ sinh ra bị dị dạng, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh.
  • Bệnh tiêu hóa: Tổn thương gan, xơ gan, làm nặng thêm các tổn thương do virus viêm gan C, viêm tụy cấp/mạn tính.
  • Tổn thương hệ miễn dịch: Làm suy giảm hệ miễn dịch dẫn tới nguy co mắc các bệnh truyền nhiễm (lao, viêm phổi, HIV).

Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...