Danh sách bài viết

Vì sao cháy rừng khủng khiếp ở Úc?

Cập nhật: 14/10/2020

Mặc dù cháy rừng vẫn là chuyện xảy ra theo mùa ở Úc và cũng từng có những vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề trước đây, song "mùa cháy rừng" năm nay ở Úc bắt đầu sớm bất thường và dự kiến kéo dài nhiều tháng nữa.

2019 là năm nóng và khô kỷ lục của Úc. Tháng 12 năm ngoái là một trong hai tháng nóng nhất lịch sử nước này. Giới chuyên gia cho rằng các nguyên nhân chính gây cháy rừng là biến đổi khí hậu, loại cây dễ bắt lửa và thời tiết.

Hội tụ nhiều yếu tố

Trang Phys.org dẫn phân tích của ông Chris Field - trưởng khoa môi trường học Đại học Stanford (California, Mỹ), đồng thời là chủ trì báo cáo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu và những hiện tượng cực đoan - cho rằng: "Tình trạng này về cơ bản là sự hội tụ khủng khiếp của nhiều yếu tố".

Cũng theo ông Chris Field, đây là một trong những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là tệ nhất ông từng thấy. "Những đám cháy rừng là sự thể hiện mang tính biểu tượng cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu" - ông Field nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Mike Flannigan - nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta ở Canada - cho rằng các đám cháy rừng của Úc là "ví dụ của biến đổi khí hậu". Trên thực tế, báo cáo tóm lược của Chính phủ Úc năm 2019 về cháy rừng và biến đổi khí hậu cũng thừa nhận: "Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn tới những tình trạng thời tiết nguy hiểm hơn vì cháy rừng trong nhiều thập kỷ qua với nhiều khu vực của Úc".

Một chiếc ôtô bị thiêu rụi ở đường Quinlans sau vụ cháy rừng xuyên đêm ở Quaama
Một chiếc ôtô bị thiêu rụi ở đường Quinlans sau vụ cháy rừng xuyên đêm ở Quaama, bang New South Wales hôm 6/1 - (Ảnh: AFP).

Mặc dù không nghi ngờ về việc Trái đất nóng lên là một phần lớn nguyên nhân, song các nhà khoa học, gồm cả những người nghiên cứu về hỏa hoạn và những chuyên gia thời tiết, đều cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất. 

Năm ngoái nước Úc chứng kiến thời tiết nóng và khô kỷ lục. Theo Cơ quan Khí tượng Úc, mức nhiệt trung bình theo năm của năm 2019 cao hơn 1,5oC so với mức nhiệt trung bình giai đoạn từ 1960-1990. Nhiệt độ ở Úc trong tháng 12 có lúc đã lên tới 49,9oC.

Trên thực tế, ông Andrew Watkins - trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc - thừa nhận thời tiết là một nhân tố đáng kể khiến mùa cháy rừng năm nay cực đoan hơn. Tình trạng đột ngột ấm lên của tầng bình lưu ở Nam cực trong tháng 9 năm ngoái đã làm thay đổi những điều kiện thời tiết thông thường của Úc, khiến từ giữa tháng 10 trở đi xuất hiện những luồng gió mạnh liên tục thổi từ hướng tây, mang không khí nóng từ lục địa ra bờ biển. 

"Với môi trường khô như vậy, nhiều đám cháy đã phát sinh vì tia chớp (các cơn dông gây sấm chớp nhưng lại rất ít mưa)" - ông Watkins giải thích.

Ngoài ra, theo ông Flannigan, cây bạch đàn vốn phổ biến ở Úc cũng là nhân tố khiến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn. Ông Flannigan ví chúng dễ cháy "như chứa xăng dầu trên cây", với tinh dầu trong thân cây, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Ngoài ra, khi độ ẩm hạ thấp, không khí khô hơn, các đám cháy lại càng dễ lan xa.

Thiên tai hay nhân tai?

Theo ông Flannigan, vẫn là quá sớm để biết chính xác nguyên nhân làm phát sinh các đám cháy rừng, bởi cháy rừng chỉ mới bùng phát gần đây và hiện mọi cơ quan chức năng vẫn đang ưu tiên dành thời gian kiểm soát các đám cháy.

Dù con người là nhân tố lớn gây hỏa hoạn ở Úc, song những nguyên nhân do tai nạn cũng thường xảy ra như các vụ chập, cháy từ xe cộ hay dây điện. Mặc dù các đầu mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút thường không gây hỏa hoạn, song trong điều kiện thời tiết khô nóng, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra. 

Ông Flannigan cho rằng không có cách nào để kiểm soát cháy rừng. "Chúng sẽ cháy ở nhiều nơi cho tới khi ra tới bờ biển" - ông nói.

Dự đoán về xu thế trong tương lai của tình trạng cháy rừng ở Úc, bà Nerilie Abram - nhà khoa học khí hậu của Đại học Quốc gia Úc - cảnh báo: "Mùa cháy cực đoan ở Úc năm 2019 đã được dự đoán. 

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là liệu chúng ta có thể chấp nhận việc này ở mức độ tồi tệ đến thế nào? Đây mới chỉ là những gì xảy ra khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1oC, chúng ta có thực sự muốn chứng kiến những ảnh hưởng khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3oC hay hơn nữa không, vì đó chính là quỹ đạo chúng ta đang bị cuốn theo nó".

Cháy rừng theo mùa đã thay đổi

Theo ông Andrew Watkins, tình trạng khô hạn của Úc từ cuối năm 2017 cho tới nay ít nhất cũng tương đương với mùa hạn nhất năm 1902 của Úc. Chuyên gia này cho rằng điều này rất có thể do các yếu tố nhiệt độ nước biển ở Ấn Độ Dương và xu hướng khô hạn kéo dài. Theo ông Andrew Watkins, hiện tượng cháy rừng theo mùa ở Úc đã thay đổi. Theo đó, mùa này kéo dài hơn từ 2-4 tháng và cũng bắt đầu sớm, đặc biệt ở khu vực phía nam và phía đông.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ