Danh sách bài viết

Viêm phổi - Y học, Y tế

Cập nhật: 10/10/2020

Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại

Các triệu chứng thường gặp như cảm, đau ngực, sốt, và khó thở.

Viêm phổi ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, và làm khoảng 4 triệu tử vong. Trong thế kỷ XIX, viêm phổi đã được William Osler xem là "the captain of the men of death", sự ra đời của điều trị kháng sinh và vắc-xin trong thế kỷ XX đã cứu rất nhiều người. Tuy vậy, ở các nước đang phát triển, và trong số người rất già, rất trẻ, và mắc bệnh mãn tính, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Nguyên nhân

Viêm phổi có thể do biến chứng từ bệnh sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen, bệnh đường hô hấp trên như: viêm họng, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm xoang... hoặc bất kì bệnh nặng nào khác . Trong các bệnh sưng phổi, nhiều nhất là do vi trùng Pneumococcus. Ngoài ra còn có thể do vi trùng (bacteria) khác, siêu vi trùng (virus), có khi do ký sinh trùng (parasites), hoặc loài nấm (fungus).

Triệu chứng

  1. Thở nhanh, nông đôi khi thở rít và cánh mũi phập phồng.
  2. Ho: Thường có đờm vàng, có thể dính máu.
  3. Có thể đau ngực.
  4. Trẻ em em đang bị ốm nặng mà thở nông trên 50 lần/1 phút là có thể đang bị viêm phổi.

Dịch tễ học

Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Nó xuất hiện nhiều gấp 5 ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Số ca viêm phổ do virus chiếm khoảng 200 triệu. Ở Hoa Kỳ, đến năm 2009, viêm phổi là bệnh gây tử vong xếp thứ 8. Có 4 triệu người bị sưng phổi mỗi năm, phần lớn là do Pneumococcus trong đó khoảng 40.000 người chết. Nó là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người trên 65 tuổi. Những người đang mang sẵn các tật bệnh khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm (chẳng hạn như bệnh AIDS, bệnh thận,...) cũng dễ bị sưng phổi Pneumococcus.

Trẻ em

Năm 2008, viêm phổi ở trẻ em khoảng 156 triệu ca (151 triệu ở các nước đang phát triển và 5 triệu ở các nước phát triển). Năm 2010, nó làm 1,3 triệu trẻ tử vong, hay 18% tổng số ca tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi, trong đó 95% xảy ra ở các nước đang phát triển. Các quốc gia chịu bệnh này nặng nhất như: Ấn Độ (43 triệu), Trung Quốc (21 triệu) và Pakistan (10 triệu). Nó gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu.

Biến chứng

Từ phổi, vi trùng Pneumococcus có thể vào máu, gây nhiễm trùng máu (bacteremia), rồi theo máu đến gieo họa tới các cơ quan khác (màng não, tim, khớp...). Một khi nhiễm trùng máu hoặc sưng màng não xảy ra, tử vong sẽ rất cao.

Điều trị

Nguyên tắc điều trị là sớm, mạnh, đủ liệu trình và theo dõi diễn tiến bệnh.

Điều trị nguyên nhân

  1. Phải dùng kháng sinh như: penicilin, sunphamit.
  2. Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.

Điều trị triệu chứng

  1. Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, axetaminophen.
  2. Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.

Điều trị hỗ trợ

  1. Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
  2. Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.

Tiêm chủng Vắc-xin

Hiện nay, tiêm phòng vắc-xin là một cách tốt để phòng bệnh sưng phổi gây do vi trùng Pneumococcus. Theo Viện Cao niên Quốc gia (National Institute of Aging) tại Hoa Kỳ, thuốc vắc-xin sưng phổi Pneumococcus (pneumococcal vaccine) hữu hiệu, tài trợ bởi chương trình Medicare, nhưng tính ra, rất nhiều vị có tuổi hoặc đang mang những bệnh nặng chưa chích ngừa. Chỉ tiêu từ các năm qua, từ năm 2000, Cơ quan Y tế Công cộng (Public Health Service) hy vọng trên toàn nước Mỹ số người được chích ngừa phải là trên 60%.

Vi trùng Pneumococcus có nhiều dòng, tuy cùng một giống. Thuốc ngừa sưng phổi Pneumococcus chứa những chất lấy từ 23 dòng vi trùng Pneumococcus khác nhau. Thuốc chích vào người để kích thích cơ thể ta tạo các kháng thể (antibodies) chống lại những dòng vi trùng này.

Đa số người khỏe mạnh chúng ta, 2-3 tuần sau khi chích ngừa, trong người sẽ có kháng thể chống lại hết hay hầu hết các dòng vi trùng này, giúp ta tránh được bệnh sưng phổi gây do chúng (kết quả bảo vệ 85-95%). Người lớn tuổi và nhiều người đang mang một số bệnh kinh niên không tạo được kháng thể tốt như người còn trẻ khỏe, nên sự bảo vệ của thuốc có kém hơn. Trẻ em dưới 2 tuổi cũng thế.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đề nghị các bác sĩ chích ngừa sưng phổi Pneumococcus cho những quý vị thuộc các thành phần sau đây, có thể nguy đến tính mạng nếu bị sưng phổi Pneumococcus:

  • Các vị từ 65 tuổi, dù không có bệnh gì quan trọng.
  • Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 65 đang mang các bệnh kinh niên như bệnh tim, bệnh phổi, thận, đái tháo đường, AIDS, ung thư,..., hoặc người đang phải dùng những loại thuốc khiến sức kháng cự của cơ thể suy giảm, như thuốc steroid, các thuốc chống ung thư.
  • Người đã cắt lách, hoặc có bệnh lá lách, nên không làm việc bình thường (lá lách là một cơ quan quan trọng trong việc tạo kháng thể).
  • Người đang ở trong viện chăm sóc đặc biệt (thí dụ viện dưỡng lão).
  • Người đã được thay ghép cơ quan (organ transplant recipients), chẳng hạn như thay ghép thận.
  • Người bị xơ gan (cirrhosis), hoặc dù chưa, nhưng nghiện rượu nặng.

Trên nguyên tắc, một mũi thuốc ngừa sẽ bảo vệ ta suốt đời, song những người sau đây nên được chích ngừa lại sau 5 năm, do sự bảo vệ nhạt dần theo thời gian:

  1. không còn lá lách (hoặc lá lách bệnh, không làm việc bình thường);
  2. bệnh thận;
  3. hội chứng thận hư (nephrotic syndrome: thận không giữ được chất đạm, khiến chất đạm cứ thất thoát ra nước tiểu);
  4. thay ghép cơ quan;
  5. bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease) do hút thuốc lá;
  6. tuổi trên 65, lần chích trước, nếu có, đã quá 5 năm rồi.

Sau khi chích ngừa, thường ta chỉ hơi đau và đỏ một chút nơi chỗ chích. Có người bị đau, đỏ nhiều hơn, có khi nóng sốt và nhức mỏi các bắp thịt (dưới 1% các trường hợp chích ngừa). Thỉnh thoảng có người bị phản ứng nặng (anaphylaxis), gây tình trạng trụy tim mạch (khoảng 5/1.000.000 người có phản ứng nặng).

Năm 2005, thuốc chích ngừa cúm hiếm tại Hoa Kỳ (vì hãng thuốc Chiron của Anh Quốc cung cấp đến nửa số thuốc chích ngừa cúm cho địa phương); điều này có thể làm làm tăng trường hợp sưng phổi Pneumococcus trong năm 2006 và sau đó.

Lịch trình chủng ngừa tại Úc

Nguồn: Trung tâm chủng ngừa Úc

Chú thích

Liên kết ngoài

  • Trả lời các câu hỏi về bệnh do vi trùng Pneumococcus Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Tật bệnh Hoa Kỳ

Nguồn: /

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...