Danh sách bài viết

XÃ HỘI HÓA VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Cập nhật: 30/12/2017

  • Hồ Hoàng Hoa

 
Hồ Hoàng Hoa. Xã hội hóa văn hóa trong quá trình phát triển
 

Xã hội hóa văn hóa không phải là một vấn đề hoàn toàn mới đối với chúng ta. Sự nghiệp xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, văn nghệ, khuyến khích làm giàu bằng lao động và tuân theo pháp luật, khuyến khích tài trợ cho các tài năng trẻ... đều là những bước đi lên làm cho văn hóa xâm nhập đời sống, xâm nhập quần chúng và giúp nhân dân có ý thức lấy văn hóa làm phương thức sống của mình.

Sự nghiệp đổi mới càng được đẩy mạnh, xã hội càng đi lên thì công việc xã hội hóa văn hóa lại càng có ý nghĩa cấp thiết và cần phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học.

Xã hội hóa theo ý nghĩa xã hội học chính là, như các tác giả của sách “Nhập môn xã hội học” định nghĩa: “Quá trình qua đó mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra, quá trình mà nhờ đó chúng ta đã đạt dược những đặc trưng của xã hội, của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng ta được gọi là quá trình xã hội hoá” 1 . Nhiều nhà xã hội học trong đó có E. Durkheim, Max weber đã bàn nhiều xã hội hóa. Qua các bậc thầy về xã hội học đó chúng ta học hỏi thêm quá trình lan tỏa, phát huy ảnh hưởng của các hiện tượng của đời sống xã hội liên quan nhiều đến các khía cạnh tâm lý xã hội, tâm lý cá nhân và tâm lý tập thể. Xã hội hóa về mặt văn hóa là sự kiện rất được xã hội học quan tâm.

Xã hội hóa nói chung và xã hội hóa văn hóa có hai phương thức:

Phương thức thứ nhất là bằng các thiết chế. Ví dụ nhà trường, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể và quần chúng. Học sinh được học ờ nhà trường tức được tiếp thu các tri thức qua những chương trình, nội quy, qua quan hệ thầy trò, tức qua những quan hệ của xã hội trong một phạm vi nhất định, qua những quy định bảo đảm sự phổ cập học vấn cho số đông một cách thống nhất. Học sinh nào đến đây cũng phải học, phải chấp hành nội quy. Thầy giáo nào đến đây cũng phải tuân thủ chương trình, giờ giấc, cách dạy thống nhất

Nhà hát là một thiết chế dẫn đến việc xã hội hóa các thành tựu sáng tạo theo yêu cầu chung nhất và theo đặc thù của nghệ thuật. Các nghệ sĩ phải hiểu đúng nghề nghiệp, vai trò của mình và điều này không loại trừ cả tính sáng tạo. Các nghệ sĩ phải biết những người ngồi dưới là ai và họ đang mong chờ gì. Đó là tính chất xã hội hóa của nghệ thuật trong các nhà hát. Nếu mỗi anh đến đây làm một phách, không tính gì đến nghệ thuật, đến kịch bản, đến đạo diễn, đến người xem... thì sự phi - xã hội hóa đó sẽ gây nhiều tai hại. Như vẫn nói đến xã hội hóa bằng thiết chế là nói đến một sự ràng buộc tích cực nhằm tập hợp quy tụ, phát huy các khả năng tự nguyện của cá nhân nhằm đề đạt một hiệu quả cao mà chỉ có tinh thần “nhóm”, tinh thần cộng đồng mới có thể đạt được!

Hoặc cùng trong phương thức này trong gia đình con cái quen bắt chước cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ sống, cha mẹ làm, tùy theo lứa tuổi. Ta thường nói “gia đình có gia giáo”. Điều đó không có nghĩa là trong mọi gia đình đều có nội quy, các lời dạy giáo lý kinh điển phải học theo các buổi do cha mẹ phụ trách... Gia đình có gia giáo trước hết do gương mẫu của ông bà, cha mẹ, anh chị và những khuyên răn dạy bảo tự nhiên theo tình cảm, lúc cần thì làm.

Phương thức thứ hai, là phương thức xã hội hóa ngoài thiết chế hoặc không thiết chế. Ví dụ như: Khi xã hội khen chê một cách tự nhiên và tự phát, không có tổ chức một hiện tượng sinh hoạt văn hóa nào đó là lành mạnh hay không lành mạnh, thích hay không thích. Sự thẩm bình khen chê ấy cũng tạo nên những ảnh hưởng lan truyền và, do vậy nó cũng có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực. Phải chăng vì vậy mà người ta còn cho rằng văn hóa là đầu óc quan sát, nhận xét, thẩm định các giá trị của các hành vi.

Xã hội hóa có khi bắt đầu từ một cá nhân, một nhóm nếu xét từ cội nguồn của cuộc sống. Khi con người sống theo bầy thì anh đầu bầy làm, cả bầy làm theo. Khi xã hội đã văn minh thì cũng có những trường hợp một người làm và số đông bắt chước, học hỏi và làm theo, theo cách của từng người. Ví dụ các anh hùng được nhiều người noi theo trong chiến đấu. Các nhà bác học được các môn đệ học tập. Một nghệ sĩ đi đến đâu cũng lôi cuốn và làm cho người ta hát theo. Sự lan tỏa ảnh hưởng qua việc làm của họ tác động đến những suy nghĩ và hành vi tập thể nhanh chậm tùy theo từng trường hợp là một sức mạnh rất lớn. Do tập thể cùng lý tưởng, cùng định hướng xã hội, cùng chế độ, cùng có chung một sự lãnh đạo mà có những chủ trương, công việc đưa ra là họ làm ngay, không có “gậy chỉ huy”, sự kèm thúc. Bởi vậy nếu có những việc mà ở đâu đấy người ta làm miễn cưỡng thì nên xem xét lại hoặc chủ trương, hoặc cải cách tổ chức và phương pháp thực hiện.

 

Xã hội hóa cũng có hai phía, hai chiều: có chiều làm và chiều đòi hỏi, yêu cầu. Nếu hai phía này khớp với nhau thì đó là hay nhất. Một ông thầy được trò tín nhiệm vì là ông thầy giỏi, đáp ứng được yêu cầu của “xã hội” trong lớp. Một ca sĩ được hoan nghênh là vì hát hay, sinh động, đáp ứng được yêu cầu của công chúng. Như vậy, xã hội hóa trong văn hóa, ngoài hiện tượng trình bày trên kia là cùng đồng cảm, cùng làm, tiếp nhận, tham dự.

Ở đây xã hội hóa đồng nhất với hai vế: phục vụ và hưởng ứng. Loại hình khác nhau nhưng hướng thống nhất là: đã làm thì cho ra làm. Qua những vấn đề trên đây cho thấy trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa (theo định nghĩa của Nghị quyết IV vừa qua) chúng ta cần phát huy mạnh và sâu sắc hơn nữa công cuộc xã hội hóa văn hóa. Rất nhiều vấn đề được đặt ra như:

- Phổ cập văn hóa ở tất cả các ngành, nghề, vùng, miền, cơ sở bằng nhiều phương thức hiện đại trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Suy nghĩ nhiều hơn nữa về mặt lý luận và kiến nghị về vấn đề giao tiếp trong văn hóa, phổ biến và tiếp nhận

- Sự phân tầng trong những người tiếp nhận về mặt loại hình, bộ môn và thị hiếu.

- Xã hội hóa văn hóa trong nền kinh tế thị trường. Tài trợ cho văn hóa và sự khuyến khích sự cùng làm của nhân dân.

Ở đây xin nói rõ hai vấn đề cụ thể để làm sáng tỏ những lập luận trên:

* Xã hội hóa văn hóa bằng các phương tiện truyền thông đại chúng.

* Xã hội hóa văn hoá ở cơ sở nông thôn.

Vấn đề thứ nhất: Ngày nay không có ai là không thừa nhận vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc xã hội hóa văn hóa. Thông thường người ta hiểu phương tiện truyền thông đại chúng gồm: đài, vô tuyến truyền hình, báo viết các hình thức quảng cáo. Trường phái xã hội học Sicagô nhấn mạnh rằng; các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ để phổ biến tin tức mà hệ thống này còn có nhiệm vụ xây dựng và duy trì nền văn hóa. Những thành tựu của Đài tiếng nói Việt Nam, vô tuyến truyền hình cũng như của các báo khác trong quá trình đổi mới hoạt động của báo chí những năm gần đây, cho thấy rõ điều này.

Văn hóa nói chung đã đến với người dân qua các sóng, các tiếng nói, các hình ảnh. Dân trí đã được nâng cao thêm, được sống thường xuyên trong không khí sáng tạo. Nhưng phải chăng trong sự nghiệp xã hội hóa văn hóa cũng cần có thêm một số cải tiến theo đúng tinh thần của sự nghiệp đổi mới. Ví dụ, về vô tuyến truyền hình, mục nêu lên những ý kiến nhận được từ người nghe, người xem là rất tốt. Có lẽ cũng nên có nhiều cách để thu thập những phản ứng của công chúng sinh động hơn nữa. Đã là đối thoại có tính quần chúng thì không nên chỉ mời những chuyên gia, những phụ trách, những nghệ sĩ... lên nói hoặc ngồi lại bàn với nhau về một tác phẩm, một vấn đề nào đó. Nên mời đích thân công chúng lên trao đổi ý kiến theo những đề dẫn nhất định: Một bà cụ, một học sinh, một công nhân, một xã viên, một anh đạp xích lô... Có khi là những cán bộ, nhân viên không ở trong các hoạt động văn hóa. Mời họ nói chuyện, bình luận với nhau về những hiện tượng văn hóa, về cách làm ăn, kinh doanh, làm giàu, về một khía cạnh nào đó của lối sống đang thành vấn đề, phân tích một tác phẩm, một tội ác hình sự, một tội tham nhũng... Đương nhiên cần có sự hướng dẫn để khỏi đi lạc đề nhưng chỉ có làm như vậy thì mới có “truyền thông hai chiều”, đa chiều, vừa sinh động vừa dân chủ. Về mặt giới thiệu các nhà khoa học, những công nhân lành nghề, những viên chức giỏi, nói về đời sống và tìm tòi của họ còn quá ít. Ở các nước, nhất là ở các nước phát triển 2 người ta rất chú ý về vấn đề này. Điều tra dư luận đã trở thành một môn khoa học liên ngành có các Viện phụ trách. Các phương tiện truyền thông đại chúng của chúng ta cũng nên chú ý đến những kinh nghiệm quốc tế về mặt này.

Mục du lịch đất nước rất hay, rất đẹp, tác dụng rất lớn về mặt tình cảm thẩm mỹ, giáo dục. Nhưng cũng nên giới thiệu thêm tiềm lực của đất nước, của thiên nhiên, tiềm lực sáng tạo về mặt trí tuệ qua hình ảnh, những cuộc đối thoại có chứng minh bằng hình ảnh. Một điểm nhỏ cũng nên chú ý là trên vô tuyến truyền hình dạo này vẫn còn nghe nhiều kiểu “nói ngọng”: “ăn lên nàm ra"... Có cả các vị giám đốc, đại biểu cấp nào đó cũng nói ngọng. Người nghe rất khó chịu nhưng cũng bất lực vì điều này lẽ ra phải được sửa chữa từ bé hay bằng tập luyện. Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt phải chăng cũng cần khắc phục những khuyết tật tự nhiên, có thể sửa chữa được, khi xuất hiện và ăn nói trước quần chúng.

Vấn đề thứ hai: Hôm nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng “gia đình văn hóa”, tức là đang thể nghiệm một kiểu thiết chế cho văn hoá ở gia đình mà muốn nói nhiều đến văn hóa ở làng và ở nông thôn nói chung. Ở các cơ sở vi mô này, có cả văn hóa có thiết chế và văn hóa không thiết chế. Trong văn hóa có thiết chế có bộ phận văn hóa thông tin của xã, có nhà trường và gần đây có hương ước. Nhưng cũng có những thiết chế không thành văn như thuần phong mỹ tục, cưới xin, ma chay, lễ hội...

Về văn hóa được tổ chức có quy mô trừ trường học, trường mẫu giáo, mầm non, còn văn hóa thông tin nói chung còn yếu, nhất là ở miền núi, thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu ngân sách. Có nơi thỉnh thoảng mới được xem một buổi chiếu phim, một buổi biểu diễn văn nghệ ở trên đưa về. Việc tự biên tự diễn rất mạnh trong thời kỳ kháng chiến nay đã xẹp dần. Thông tin về thế giới lại càng rất yếu. Ở một xã ven đô, văn hóa ở các thành phố đã lan về làm thay đổi ít nhiều lối sống, lối ăn mặc, cư xử. Nhưng một số mặt tiêu cực cũng đã được tải về trong lối sống và đạo đức xã hội. Tiến về năm 2000, thiết nghĩ công việc xã hội hóa văn hóa ở cơ sở cần được quan tâm đặc biệt.

Trước hết điều rất đáng mừng là một số xã đã có hương ước mới. “Những hương ước mới nhằm phát huy khả năng của mọi người dân trong làng, xã vào việc tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở” 3 . Ở đây các truyền thống đã được cải tiến và phát huy theo những tinh thần đổi mới. Nếu thực hiện được đều như ở Thái Bình thì công cuộc xã hội hóa văn hóa ở nông thôn chắc chắn sẽ đưa đến cho nông dân Việt Nam, miền xuôi cũng như miền núi một chân dung mới, một sự cất cánh ngay tại cơ sở. “Văn hóa là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả” (Herriot). Trong cuộc đời người ta có thể học nhiều, đọc nhiều, xem nhiều nhưng cuối cùng trí nhớ chỉ giữ lại những điều căn bản nhất, bổ ích nhất, nhân văn nhất. Mở rộng ý này ra ta cũng có thể nói: Xã hội hóa văn hóa là làm cho người ta biết rất nhiều nhưng chỉ giữ lại những cái gì cần cho phát triển, cái gì là động lực của phát triển.

Chú thích:

1. Nhập môn Xã hội học, nhiều tác giả, bản dịch tiếng Việt. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – 1993, trang 27.

2. Edgar Morin trong Science et Couscience, Fayard, Paris, 1982, trang 49 nói về nhân dân kiểm tra Nhà nước, Nhà nước kiểm tra nhân dân về hoạt động của các nhà khoa học kiểm tra khoa học.

3. Vũ Khiêu, “Hương ước mới ở nông thôn Thái Bình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Nhân dân số ra ngày 13/1/1994, trang 3.

Nguồn: Xã hội học số 2(54), 1996

Nguồn: / 0

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng RNA, DNA của vi khuẩn phong và mức kháng thể kháng PGL-I ở bệnh nhân phong trong quá trình điều trị đa hóa

Y tế - Sức khỏe

Mục tiêu thực sự của kiểm soát bệnh phong là giảm tối thiểu tình trạng tàn tật và biến chứng do bệnh phong gây ra, bằng việc phát hiện bệnh sớm, hóa trị liệu đầy đủ, điều trị phản ứng phong kịp thời và thích hợp. Đa hóa trị liệu (Multidrug Therapy-...

Thuốc hỗ trợ khôi phục lại tim hiến tặng giúp lưu trữ lâu hơn và cấy ghép an toàn hơn

Y tế - Sức khỏe

Cấy ghép nội tạng giúp cứu mạng sống cho nhiều người, nhưng thật không may, cơ quan nội tạng không tồn tại lâu được trong kho bao quản. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được một loại thuốc hiện có có thể khôi phục lại trái tim của người hiến...

Nghiên cứu cung cấp hiểu biết mới về cách CBD giảm co giật động kinh

Y tế - Sức khỏe

Trong suốt 20 năm qua, việc sử dụng cannabidiol (CBD) để điều trị chứng động kinh đã đạt được sức hút lớn, đặc biệt là khi thuốc chống động kinh gặp thất bại. Đặc tính chống co giật của CBD rất nổi tiếng; tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã nêu bật cách...

Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Y tế - Sức khỏe

Khi nhắc đến chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), phần lớn các nghiên cứu lâm sàng tập trung vào việc cải thiện tình trạng hơn là dự đoán trước nó. Tuy nhiên, nghiên cứu mới được thực hiện tại Trường Đại học Tufts vừa phát hiện ra một dấu...

Kính áp tròng cảm ứng vừa theo dõi mắt vừa quản lý bệnh tăng nhãn áp

Y tế - Sức khỏe

Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nếu không kiểm soát được tình trạng của họ, họ rất có thể sẽ bị mù. Một loại kính áp tròng được thử nghiệm mới có thiết kế hỗ trợ vấn đề này, vừa theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp vừa tự động giải phóng...

5 gia vị và tiềm năng dược lý chống ung thư

Y tế - Sức khỏe

Ngày nay, các loại gia vị ngày càng được quan tâm không chỉ vì đặc tính ẩm thực mà còn vì những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả khả năng ngăn ngừa ung thư. Ngày Tết, hãy cùng tìm hiểu về một số loại gia vị có đặc tính dược lý chống ung thư

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos có thể đóng một vai trò trong bệnh béo phì

Y tế - Sức khỏe

Bị cấm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu từ năm 2020, thuốc trừ sâu chlorpyrifos, được coi là chất gây độc thần kinh và gây rối loạn nội tiết, cũng sẽ thúc đẩy bệnh béo phì bằng cách làm chậm quá trình đốt cháy calo trong mô mỡ nâu.

Bệnh tiểu đường: liệu pháp mới sẽ thay đổi cuộc sống của bệnh nhân

Y tế - Sức khỏe

Theo Viện Y tế và Nghiên cứu Y tế Quốc gia Pháp (Inserm), khoảng 10% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh tiểu đường loại 1. Điều này là do thiếu insulin - một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu - của tuyến tụy và thường xuất hiện từ thời thơ ấu...

Kỹ thuật mới giúp giảm bớt các rủi ro trong điều trị bệnh Parkinson

Y tế - Sức khỏe

Việc truyền các xung điện đến các khu vực khác nhau của não đã được áp dụng trong suốt nhiều năm để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson, cũng như một loạt các bệnh khác. Tuy nhiên, phương pháp truyền điện hiện tại liên quan đến việc cấy...

Vắc-xin và mắc SARS-CoV-2 trước đó mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại chủng omicron BA.5

Y tế - Sức khỏe

Một nghiên cứu mới được dẫn đầu bởi giáo sư Luís Graça, giám đốc Viện Instituto de Medicina Molecular João Lobo Antunes (iMM, Lisbon) là một cơ sở nghiên cứu liên kết của Đại học Lisbon, ở Lisbon, Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Manuel Carmo là phó giáo...