Danh sách bài viết

Xin chào! Tôi là cà cuống và đây là những khía cạnh các ông chưa bao giờ biết về tôi!

Cập nhật: 14/10/2020

Cà cuống tôi là con bọ lớn nhất quả đất, và cũng là một loài cực kỳ cuồng sát.

Xin chào! Tôi là một con cà cuống.

Chắc nhiều người cũng biết tôi rồi. Cà cuống tôi quá nổi tiếng trong lĩnh vực ẩm thực của loài người các ông nhờ tuyến thơm cay nồng. Thậm chí, tôi còn bước cả vào kho tàng thành ngữ tục ngữ với câu... "cà cuống chết đến đít còn cay" cơ mà.

Nhưng biết vậy thôi, dám chắc rằng nhiều người còn chưa được nhìn thấy một con cà cuống xịn ngoài đời bao giờ, nữa là các sự thật sâu xa xơn về chúng tôi. Thế nên hôm nay tôi xuất hiện, trước là để làm quen, sau là để các ông thấy họ cà cuống cực kỳ thú vị.

1. Tôi là con bọ lớn nhất thế giới

Cà cuống là con bọ lớn nhất thế giới

Đừng ai so sánh tôi với rết hay bọ cạp, vì chúng nó không phải là bọ. Cà cuống chúng tôi mới là những con bọ thực sự, và có kích cỡ bự nhất thế giới.

Dành cho những ai chưa biết, người phương Tây gọi tôi là "bọ nước khổng lồ", và đó không phải hư danh. Nếu để phát triển tự nhiên, tôi có thể đạt tới 12cm chiều dài - "vô đối" trong họ nhà bọ.

Nhưng tất nhiên không phải ông bọ khổng lồ nào cũng thực sự khổng lồ. Chiều dài 12cm chỉ xuất hiện ở những anh em cà cuống tại Nam Mỹ. Còn họ hàng ở Bắc Mỹ chỉ dài khoảng 6cm thôi, và tại cà cuống Việt cũng chỉ tầm đó.

2. Những con bọ cuồng sát

Cà cuống là con bọ cuồng sát

Sự thực cà cuống là một loài hết sức hung dữ, lắm lúc chính tôi cũng phải sợ. Với bản năng săn mồi, chúng tôi sẵn sàng tấn công bất kỳ thứ gì chuyển động ngang tầm mắt.

Và các ông biết con mồi của chúng tôi là ai không? Từ côn trùng nhỏ chẳng may rơi xuống nước, đến tôm, cá, ếch nhái... Đến mấy thằng cá chép vàng nổi tiếng côn đồ tôi cùng chẳng sợ. Mà lắm khi, tôi xơi cả rùa, rắn. Lúc đói kém, tôi sẵn sàng xử luôn mấy cháu cà cuống non mới ra đời.

Lý do tôi có thể máu chiến thế cũng nhờ ngòi chích với nọc độc rất mạnh. Dù không đủ để gây nguy hiểm cho con người, nhưng với lũ mồi của tôi thì sẽ bị tê liệt ngay lập tức. Cắn xong thì ung dung hút máu, hút dịch thôi.

3. Dì ghẻ con chồng là có thật

Cà cuống

Chuyện là với họ cà cuống, mấy em bọ cái là một lũ vô trách nhiệm. Dựng vợ gả chồng, vậy mà đẻ trứng xong là mất dạng. Thế là trong suốt 40 ngày đợi trứng nở, cà cuống đực chúng tôi phải ở lại trông trứng, thi thoảng quạt ít khí giời vào cho ổ trứng mát mẻ, thoáng khí.

Gà trống nuôi con cũng không yên. Cà cuống tôi dù đang trông trứng vẫn có vài em bọ cái đến ve vãn, tán tỉnh. Khổ nỗi kết đôi xong, mấy ả liền tìm cách phá bằng được ổ trứng tôi đang trông nom để thay trứng mới, ác còn hơn dì ghẻ trong Tấm Cám.

4. Bù lại, đời sống vợ chồng hạnh phúc

Đời sống tình dục của cà cuống kéo dài lâu

Vấn đề hơi nhạy cảm một tý, nhưng chuyện phòng the của loài người chắc hiếm khi kéo dài đến 1h. Còn với cà cuống, quá trình "chăn gối" của chúng tôi dài đến mấy tiếng đồng hồ lận.

Quá trình đại khái diễn ra như sau: tôi gặp một em bọ cái, chúng tôi lao vào nhau. Nhưng được một lúc, em bọ sẽ leo lên lưng tôi đẻ vài quả trứng (ít hơn 4), rồi lại đi xuống "làm" tiếp. Có lần tôi thấy anh hàng xóm gom tổng cộng hơn 150 quả trên lưng, vậy nên các ông cũng hiểu nó lâu như thế nào rồi đấy.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ