Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Phổ thông DTNT Đăk Song

Cập nhật: 08/07/2020

1.

Trong quá trình đồi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?

A:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về chính trị, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.

B:

Đổi mới về chính trị gắn liền vói đổi mới về kinh tế, trọng tâm là đổi mới về chính trị. 

C:

Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.

D:

Đổi mới đất nước bắt đầu từ đổi mới về kinh tế, lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm.

Đáp án: D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Xét từ nội dung đường lối cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

-Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

-Tiến hành cải cách và mở cửa.

-Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Nhìn từ thực tế quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đó cũng là một chủ trương tối quan trọng mà đảng ta đã nát ra được từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc năm 1978.

2.

Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để :

A:

Biến Đông dương thành thuộc địa của Nhật.

B:

Để độc quyền chiếm Đông Dương.

C:

Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

D:

Làm bàn đạp tấn công nước khác.

Đáp án: C

3.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 đến nay có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng khoa học – kĩ thuật trước đây ?

A:

Nó đã kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật.

B:

Nó đã đạt được những thành tựu rất cao.

C:

Nó đã có những phát minh, sáng chế mới.

D:

Nó đã đưa loại người bước vào nền văn minh công nghiệp.

Đáp án: A

4.

Nội dung nào dưới đây trong Tuyên ngôn độc lập khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn?

A:

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm... dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập"".

B:

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập".

C:

"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 

D:

 "Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng".

Đáp án: B

5.

Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là:

A:

cứu nước và cứu dân

B:

chống phong kiến để mưu cầu độc lập dân tộc

C:

chống Pháp để mưu cầu độc lập dân tộc

D:

chủ trương Duy tân để chống Pháp

Đáp án: A

Phương pháp : so sánh, phân tích, đánh giá

Cách giải:

- Đáp án A: mục tiêu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cuối cùng đều là giải phóng dân tộc, thống nhất với nhau trong quan điểm dân nước nước dân.

- Đáp án B: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như điều kiện tiên quyết để giành độc lập là chủ trương của Phan Bội Châu.

- Đáp án C: chống Pháp trước tiên là chủ trương của Phan Châu Trinh.

- Đáp án D: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách, duy tân đất nước là chủ trương của Phan Châu Trinh.

=> Điểm thống nhất trong tư tưởng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là cứu nước và cứu dân.

6.

Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường

A:

từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản

B:

dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp

C:

dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến

D:

cách mạng vô sản

Đáp án: A

Phương pháp: Suy luận, so sánh, liên hệ

Cách giải: Giống như các nhà yêu nước khác Nguyễn Tất Thành cũng đi từ chủ nghĩa yêu nước nhưng lại khác ở hướng đi và đích đến. Nếu như những nhà yêu nước thời cần vương vẫn lựa chọn theo con đường phong kiến đã lạc hậu, hay như các văn thân, sĩ phu (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) lựa chọn con đường nhờ cậy sự giúp đỡ của bên ngoài; hay như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính lại lựa chọn theo hướng dân chủ tư sản với chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Nguyễn Ái Quốc đã chọn một con đường khác.

Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (thành phố Tua, 12-1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu sự phát triển về chất trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản

7.

Đặc điểm nổi bật về tình hình đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì? 

A:

tốc độ nhanh, quy mô lớn trên mọi lĩnh vực. 

B:

tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế. 

C:

tốc độ nhanh, quy mô lớn vào kinh tế nông nghiệp và khai mỏ. 

D:

tốc độ nhanh, quy mô hợp lí vào tất cả các ngành kinh tế. 

Đáp án: B

8.

Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô:

A:

Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)

B:

Sự ra đời của học thuyết “Tơruman” (3-1947)

C:

Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)

D:

Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

Đáp án: B

9.

Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

A:

 Anh.

B:

 Pháp

C:

 Mỹ

D:

 Nhật

Đáp án: C

10.

Trước khi Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thì Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã làm gì?

A:

Ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

B:

Viết hàng loạt bài báo, giải thích cụ thể về đường lối kháng chiến.

C:

Ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".

D:

Chỉ đạo nhân dân thực hiện "Tiêu thổ kháng chiến".

Đáp án: A

11.

Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần Vương từ năm 1888 đến năm 1896 so với năm 1885 đến năm 1888 là:

A:

lãnh đạo chủ yếu là sỹ phu và văn thân.

B:

không diễn ra dưới sự chỉ đạo của triều đình

C:

lan rộng ở Bắc Kì và Trung Kì

D:

phát triển mạnh trong phạm vi cả nước.

Đáp án: B

12.

Cho đoạn tư liệu:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta"

Bài thơ trên ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A:

Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

B:

Phong trào Đồng Khởi (1.1960)

C:

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

D:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.

Đáp án: D

13.

Nghệ thuật kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) thể hiện rõ mối quan hệ giữa

A:

đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao

B:

đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

C:

đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị

D:

đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

Đáp án: D

14.

Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi

A:

Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại

B:

Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo

C:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm

D:

Tất cả các nguyên nhân trên

Đáp án: B

15.

Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp năm 1993 đã chính thức xóa bỏ

A:

chế độ phong kiến

B:

ách thống trị của đế quốc Mĩ

C:

chủ nghĩa phát xít

D:

chế độ phân biệt chủng tộc

Đáp án: D

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 37

Cách giải: Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp năm 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.