Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường THPT Tuần Giáo

Cập nhật: 08/07/2020

1.

Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì?

A:

Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á

B:

ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị

C:

Chứng tỏ sự hợp tác giữa các thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả

D:

Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng - chính trị - quân sự

Đáp án: A

2.

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ đã triển khai chiến lược gì?

A:

Chiến lược toàn cầu 

B:

Chiến lược cam kết và mở rộng

C:

Chiến lược Aixenhao

D:

Chiến lược Mácsan

Đáp án: A

3.

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A:

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối đúng đắn.

B:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

C:

Chiến thắng của phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.

D:

Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ trên thế giới.

Đáp án: D

4.

Hệ quả của Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ là

A:

 Nhật được xây dựng lại lực lượng quân đội thường trực.

B:

 Mĩ tăng viện trợ quân sự giúp Nhật xây dựng lại lực lượng vũ trang.

C:

 Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.

D:

 Nhật được Mĩ trang bị vũ khí hạt nhân.

Đáp án: C

5.

Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là gì?

A:

Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.

B:

Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.

C:

Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.

D:

Khởi động giành chính quyền.

Đáp án: C

6.

Cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy Mậu Thân 1968 diễn ra mạnh mẽ nhất ở đâu?

A:

Ở Bến Tre  

B:

Ở các đô thị lớn

C:

Ở Sài Gòn  

D:

Ở Huế.

Đáp án: C

7.

Nhiệm vụ của miền Bắc sau Hiệp định Pari năm 1973 là gì?

A:

Khắc phục hậu quả chiến tranh.

B:

Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục chi viện cho miền Nam.

C:

Chi viện cho chiến trường miền Nam.

D:

Tăng gia sản xuất, chi viện cho miền Nam.

Đáp án: B

8.

Trong tháng 5 năm 1930, cả nước có bao nhiêu cuộc đấu tranh của công nhân, của nông dân?

A:

20 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân

B:

16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân

C:

18 cuộc đấu tranh của công nhân, 30 cuộc đấu tranh của nông dân

D:

20 cuộc đấu tranh của công nhân, 43 cuộc đấu tranh của nông dân

Đáp án: B

9.

Yếu tố nào dưới đây biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931

A:

Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và đã giành được chính quyền ở nông thôn Ngệ Tĩnh

B:

Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc

C:

Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai

D:

Tất cả các yếu tố đó

Đáp án: A

10.

Cho bảng dữ liệu sau:

I (Thời gian)

II (Sự kiện)

1) Năm 1923

a) Tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu)

2) Năm 1924

b) Cuộc bãi công công nhân xưởng đóng tàu Ba Son tại cảng Sài Gòn

3) Năm 1925

c) Thành lập Đảng Lập Hiến

4) Năm 1926

d) Lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh

Hãy chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột (I) với sự kiện ở cột (II) cho phù hợp

A:

1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d

B:

1 – d, 2 – b, 3 – c, 4 – a

C:

1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d 

D:

1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk 12 trang 80, suy luận

Cách giải:

1) Năm 1923, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng lập hiến.

2) Năm 1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái.

3) Năm 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công.

4) Năm 1926, diễn ra lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh

11.

Lý do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A:

Ta cho rằng Điện Biên Phủ nằm trong kế hoạch dự định trước của Na-Va

B:

Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ

C:

Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với Miền Bắc Đông Dương

D:

Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ

Đáp án: A

12.

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại

A:

Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B:

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C:

Hội đồng tương trợ kinh tế.

D:

Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Đáp án: B

13.

Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A:

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B:

Kinh tế Mỹ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang

C:

Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh của thế giới

D:

Kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút do ảnh hưởng của chiến tranh

Đáp án: A

14.

Cho dữ liệu sau: “Cuộc …(1) đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc …(2) lớn nhất thế giới” (Trích SGK Lịch sử 12 NXBGD 2008,tr.34).

Hãy chọn đáp án đúng nhất để hoàn thiện phần còn thiếu trong đoạn dữ liệu trên.

A:

(1) – “cách mạng chất xám”, (2) – sản xuất phần mềm

B:

(1) – “cách mạng chất xám”, (2) – sản xuất máy bay

C:

(1) – “cách mạng xanh”, (2) – sản xuất gạo

D:

(1) – “ cách mạng trắng”, (2) – sản xuất sữa

Đáp án: A

Phương pháp : điền từ, Sgk 12 trang 34

Cách giải:

“Cuộc cách mạng chất xám đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới”.

15.

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam? 

A:

Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng. 

B:

Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, không đúng thời cơ. 

C:

So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, Pháp còn mạnh. 

D:

Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp đấu tranh khoa học. 

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.