Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Ngan Dừa

Cập nhật: 07/07/2020

1.

Địa điểm Ianta thuộc lãnh thổ quốc gia nào?

A:

Mĩ.

B:

Liên Xô.

C:

Pháp.

D:

Anh.

Đáp án: B

2.

Cho các dữ kiện sau:

1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.

2. Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng.

3. Đức tấn công Liên Xô.

4. Hội nghị Ianta.

Hãy chọn đáp án đúng để sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự thời gian:

A:

3 – 2 – 4 – 1

B:

3 – 4 – 2 – 1

C:

2 – 3 – 1 – 4

D:

1 – 3 – 4 – 2

Đáp án: A

Phương pháp : sắp xếp

Cách giải:

1.Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh (9-5-1945).

2.Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. (7-12-1941).

3.Đức tấn công Liên Xô. (22-6-1941).

4.Hội nghị Ianta. (2-1945)

3.

Điều nào sau đây không đúng khi nói về trường đại học ở châu Âu thế kỷ XI 

A:

Kinh phí do quốc gia cung cấp

B:

Được tổ chức như những phường hội thợ thủ công

C:

Người học được cổ vũ tinh thần hoài nghi và chất vấn khi học 

D:

Ra đời một cách tự phát 

Đáp án: A

4.

Đâu là điều kiện tiên quyết để đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội?

A:

Độc lập và chủ quyền.

B:

Độc lập và thống nhất.

C:

Độc lập và tự do.

D:

Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Đáp án: B

5.

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết vấn đề biển Đông?

A:

Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, liên kết với các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản cùng giải quyết.

B:

Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp.

C:

Tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

D:

Đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáp án: A

Chính sách ngoại giao của Việt Nam trong việc vận dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là: Không làm tình hình căng thẳng và không mở rộng phạm vi tranh chấp; tuyên bố lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề biển Đông là mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình; đưa ra đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Đáp án A không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

6.

Năm 1936 Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là 

A:

Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương

B:

Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương

C:

Mặt trận dân chủ Đông Dương. 

D:

Mặt trận Việt Minh. 

Đáp án: A

Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương thành lập năm 1936 khi Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền, Mặt trận chống phát xít làm mục tiêu chính có tên trên, nhưng giai đoạn đó Chính phủ Pháp ban hành nhiều quyền tự do dân chủ cho xứ thuộc địa so với trước, khi đó Đảng đổi hướng sang đòi tự do dân chủ nên tên không phù hợp và ít thuyết phục nên 1938 đổi tên là Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, để khẳng định lập trường hơn hướng đấu tranh tự do dân chủ dân sinh. 

7.

Sự kiện nào buộc Mĩ phải tuyên bố "Phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược ?

A:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

B:

Chiến dịch tấn công vào ấp Bình Giã năm 1964.

C:

Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.

D:

Cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường năm 1965.

Đáp án: A

8.

Cho dữ liệu sau:

1). 10 năm đầu xây dựng chế độ mới;

2). 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội;

3). Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách – mở cửa;

4). Nội chiến Quốc – Cộng và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời;

Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc sau năm 1945. 

A:

2, 4, 3, 1. 

B:

4, 1, 2, 3. 

C:

4, 1, 3, 2. 

D:

1, 4, 3, 2. 

Đáp án: B

9.

Điểm khác biệt cơ bản giữa con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những năm 20 của thế kỉ XX) so với các con đường cứu nước trước đó là về

A:

mục tiêu trước mắt.

B:

đối tượng cách mạng.

C:

khuynh hướng chính trị.

D:

lực lượng cách mạng.

Đáp án: C

10.

Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là biểu hiện của việc Mỹ

A:

từng bước khống chế và chi phối hai cường quốc xã hội chủ nghĩa.

B:

điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

C:

củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

D:

tranh thủ sự ủng hộ của hai nước nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.

Đáp án: B

11.

Qua đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A:

 "Độc lập dân tộc" và "ruộng đất dân cày".

B:

 "Tăng gia sản xuất''.

C:

 "Tất đất, tất vàng".

D:

 "Người cày có ruộng".

Đáp án: D

12.

Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân 1968

A:

Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.

B:

Tấn công vào bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.

C:

Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

D:

Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 thị xã, 5 thành phố.

Đáp án: D

13.

Hoạt động cách mạng nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?

A:

Tham gia bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III

B:

Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

C:

Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D:

Tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận

Cách giải:

  • Từ năm 1911, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng tiến bộ ở Pháp.
  • Tháng 12 - 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đàng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới vì Quốc tế Cộng sản là cơ quan chỉ đạo chung cho phong trào công nhân và cách mạng vô sản trên thế giới. Từ đó cách mạng Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Quốc tế cộng sản, có đường lối và hướng phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

14.

Thiện chí của ta thể hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A:

Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.

B:

Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí hiệp định sơ bộ.

C:

Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ

D:

Tất cả các câu đều đúng

Đáp án: A

15.

Sau chiến tranh thuốc Phiện giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trong tình trạng

A:

bị các nước đế quốc xâu xé.

B:

bị Anh thống trị.

C:

bị Anh và Pháp thống trị.

D:

là thuộc địa của Anh.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.