Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THCS và THPT Long Phú

Cập nhật: 07/07/2020

1.

Điểm nào dưới đây nằm trong chương trình của “Viêt Nam  hóa “chiến tranh mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Viêt Nam?

A:

Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam để giúp quân ngụy đứng vững trên chiến trường miền Nam

B:

Tăng cường viện trợ quân sự giúp quân đội ngụy tăng số lượng và trang  bị để “tự đứng vững “và “tự gánh vác lấy chiến tranh”

C:

Mở rông chiến tranh  phá hoại miền bắc ,tăng cường mở rộng chiến tranh xâm lược Lào Campuchia

D:

Điểm B và C đúng

Đáp án: D

2.

Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh nào?

A:

Thực dân kiểu cũ  

B:

Thực dân kiểu mới.

C:

Ngoại giao    

D:

Chính trị.

Đáp án: B

3.

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập vào thời gian nào? ở đâu?

A:

Tháng 5/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

B:

Tháng 6/1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc)

C:

Tháng 7/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)

D:

Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)

Đáp án: D

4.

Tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới hội nghị Vec - xai văn kiện nào dưới đây?

A:

“Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.

B:

“Đường Cách mệnh”.

C:

“Bán chế độ thực dân Pháp”.

D:

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

Đáp án: A

5.

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không quyết định

A:

thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới

B:

tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

C:

thỏa thuận việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á

D:

đưa quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Bản

Đáp án: D

Phương pháp : Sgk 12 trang 5, loại trừ.

Nội dung của hội nghị:

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  • Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
  • Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

-      Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á

6.

Cuộc khởi nghĩa của VN Quốc dân đảng nổ ra đêm 9-2-1930 ở Yên Bái sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

A:

Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh

B:

Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

C:

Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế

D:

Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình

Đáp án: D

7.

Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ?

A:

Công nhân, Nông dân, Tư sản dân tộc.

B:

Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

C:

Công nhân, Tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến

D:

Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến 

Đáp án: B

8.

Văn kiện nào của Đảng xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân?

A:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

B:

Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. 

C:

Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 7 – 1936. 

D:

Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng tháng 5 – 1941. 

Đáp án: B

9.

Thái độ chính trị của tư sản dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện như thế nào?

A:

Có thái độ độ kiên định với Pháp.

B:

Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

C:

Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.

D:

Sẵn sàng chống Pháp.

Đáp án: C

10.

Chiến thuật của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là gì?

A:

Phục kích, tập kích

B:

Phục kích và tấn công

C:

Khiêu chiến, bao vây

D:

Bao vây, tiêu diệt

Đáp án: B

Phương pháp : Sgk 11 trang 118, suy luận

Cách giải:

 Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 

- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.

- Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận. 

=> Chiến thuật của ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là phục kích và tấn công.

11.

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã có ý nghĩa gì

A:

Là cuộc đọ sức đầu tiên khi Pháp quay lại xâm lược nước ta.

B:

Giam chân địch trong các thành phố, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến lâu dài.

C:

Tiêu hao sinh lực địch.

D:

Thu được nhiều vũ khí của địch.

Đáp án: B

12.

Sự kiện nào sau đây đã chi phối mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A:

Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B:

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

C:

Sự ra đời và hoạt động của Liên Hợp Quốc.

D:

Chiến tranh lạnh.

Đáp án: D

13.

Nội dung nào sau đây không nằm trong bước 1 của kế hoạc Na va (từ thu-đông 1953 đến xuân 1954)?

A:

Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc bộ, tránh giao chiến với chủ lực của ta

B:

Tập trung binh lực để xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh

C:

Tiến công chiến lược ở Bắc bộ, giành thắng lợi quân sự quyết định

D:

Tiến công chiến lược ở chiến trường Trung bộ và Nam Đông Dương.

Đáp án: C

14.

Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam
Việt Nam?

A:

Huế - Đà Nẵng.

B:

Đường 14 - Phước Long.

C:

Hồ Chí Minh.

D:

Tây Nguyên.

Đáp án: C

Sgk 12 trang 195. Cách giải: Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975) là chiến dịch diễn ra cuối cùng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975. Đây cũng là chiến thắng đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)

15.

Những quyết định quan trọng của hội nghị IANTA (2/1945) ra đời trên sự thỏa thuận giữa những cường quốc:

A:

Mỹ, Anh, Pháp

B:

Liên Xô, Mỹ, Anh

C:

Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp

D:

Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.