Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Bán công An Thới

Cập nhật: 07/07/2020

1.

So với giai cấp công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng nào sau đây?

A:

Bị ba tầng áp bức bóc lột

B:

Ra đời cùng lúc với giai cấp tư sản

C:

Làm việc tại những thành phố lớn

D:

Bị giai cấp tư sản bóc lột

Đáp án: A

2.

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra

A:

xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh

B:

cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

C:

quá trình liên kết khu vực và quốc tế

D:

xu thế toàn cầu hóa

Đáp án: B

3.

Từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986), Việt Nam

A:

đẩy mạng thực hiện cuộc cải cách ruộng đất.

B:

bắt đầu thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp.

C:

bắt đầu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

D:

chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới.

Đáp án: D

4.

Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?

A:

 Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện.

B:

 Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ.

C:

 Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng .

D:

 Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn.

Đáp án: C

5.

Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?

A:

Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

B:

Tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976.

C:

Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D:

Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

Đáp án: D

6.

Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A:

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B:

Kinh tế Mỹ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang

C:

Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh của thế giới

D:

Kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút do ảnh hưởng của chiến tranh

Đáp án: A

7.

Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do:

A:

xu thế đối đầu của các cường quốc trong trật tự hai cực Ianta

B:

lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp, Mĩ

C:

sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

D:

quân viễn chinh Pháp chưa thất bại hoàn toàn ở chiến trường Việt Nam

Đáp án: B

Phương pháp : Sgk 12 trang 154, suy luận

Cách giải:

Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoạn cố của Pháp – Mĩ. Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương, giải quyết vẫn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

=> Cuộc đấu tranh trên bàn đám phán Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp là do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp, Mĩ.

8.

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi

A:

các tầng lớp nhân dân quyết tâm kháng chiến để giành lại độc lập dân tộc

B:

nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp.

C:

các giai  cấp, các tầng lớp trong xã hội đứng lên kháng chiến chống Pháp

D:

văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến

Đáp án: D

9.

Nguyên tắc cơ bản nhất của ta trong các Hiệp định Sơ bộ 1946, Hiệp định Giơnevơ 1954, Hiệp định Pari 1973 là

A:

 Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B:

 Quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.

C:

 Đều quy định thời gian rút quân cụ thể.

D:

 Đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.

Đáp án: A

10.

Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới được xác định trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) là

A:

giành độc lập dân tộc

B:

giành dân chủ, bảo vệ hòa bình

C:

chống phát xít, chống chiến tranh

D:

tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình

Đáp án: A

11.

Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A:

đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến trên cả nước ta

B:

đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai

C:

đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, của dân, vì dân

D:

khẳng định quyền làm chủ ruộng đất của nông dân

Đáp án: C

12.

Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)

A:

Nhật là kẻ thù chủ yếu. 

B:

Hai nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc. 

C:

Cách mạng ruộng đất là nhiệm vụ chủ yếu. 

D:

Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Đáp án: D

13.

Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?

A:

Quý tộc tư sản hóa

B:

Địa chủ

C:

Quý tộc phong kiến

D:

Tư sản

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 11 trang 7, suy luận.

Cách giải:

Trong chính phủ Minh Trị, tầng lớp quý tộc tư sản hóa vẫn có ưu thế về chính trị rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong chính phủ.

14.

Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương?

A:

 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

B:

 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.

C:

 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

D:

 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đáp án: C

15.

Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?

A:

Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

B:

Tham gia khối quân sự NATO.

C:

Nhận viện trợ của Mĩ.

D:

Trở lại xâm lược thuộc địa.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.