Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trung tâm GDTX Mỏ Cày Bắc

Cập nhật: 07/07/2020

1.

Thách thức lớn nhất đối với hòa bình, an ninh thế giới nửa đầu thế kỉ XXI là

A:

chủ nghĩa khủng bố

B:

xung đột sắc tộc

C:

chủ nghĩa A-pac-thai

D:

chủ nghĩa li khai

Đáp án: A

Phương pháp: liên hệ

Cách giải: Chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel - Ảrập. Sau sự kiệnl 1/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gia. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định.

2.

Trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 ta chủ trương tấn công vào những vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất đó là gì?

A:

Nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch

B:

Để chiếm giữ những địa bàn chiến lược quan trọng

C:

Buộc địch phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu

D:

Để giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, đông dân cư

Đáp án: C

3.

Đâu là hình thái của cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945?

A:

Khởi nghĩa từng phần.

B:

Tổng khởi nghĩa.

C:

Khởi nghĩa toàn phần.

D:

Tổng tiến công.

Đáp án: A

4.

Ý nghĩa lớn nhất về chính trị của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là

A:

tạo cơ sở pháp lí vững chắc và nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B:

nhân dân tin tưởng vào chính quyền mới, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng.

C:

đập tan âm mưu chia rẽ và phá hoại của kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng.

D:

đưa đất nước vượt qua tình thế hiểm nghèo, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới.

Đáp án: A

5.

Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghịêp ​ Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A:

bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch

B:

đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản

C:

không cho nông dân tham gia sản xuất.

D:

không cho nông dân tham gia sản xuất.

Đáp án: D

6.

Dưới tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

A:

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

B:

Tư tưởng dân chủ tư sản

C:

Chủ nghia Mác – Lê-nin

D:

Hệ tư tưởng phong kiến

Đáp án: C

7.

Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? 

A:

Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 

B:

Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh. 

C:

Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước. 

D:

Có đường lối đúng đắn, phù hợp. 

Đáp án: D

8.

Ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta được xác định là gì?

A:

Xây dựng lực lượng chính trị

B:

Thành lập mặt trận Việt Minh

C:

Chuẩn bị khởi nghĩa

D:

Xây dựng lực lượng vũ trang

Đáp án: C

Phương pháp : Sgk 12 trang 109

Cách giải:

Hội nghị tháng 5-1941 đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh, chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn đảng, toàn dân.

9.

Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A:

Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam

B:

Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C:

Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền

D:

Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh

Đáp án: D

10.

Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xă hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A:

Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.

B:

Chậm sửa chữa những sai lầm

C:

Nhà nước, nhân dân Xô viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.

D:

Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.

Đáp án: D

11.

Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự đột phá và biến chuyển của cục diện thế giới trong tương lai?

A:

Sự hợp tác Nga – Mỹ

B:

Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu

C:

Sự chạy đua vũ trang giữa Mĩ – Nga

D:

Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật

Đáp án: D

12.

Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) hình thành với mục đích là

A:

hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, đối ngoại, an ninh chung

B:

hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quân sự

C:

hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tiền tệ, đối ngoại

D:

hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh chung

Đáp án: A

13.

Vì sao Đảng ta quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam từ đầu năm 1959?

A:

Vì thực dân Pháp rút khỏi miền Nam trong khi chưa thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ nevơ

B:

Vì sự đàn áp của Mĩ Diệm đối với nhân dân miền Nam.

C:

Vì đã hết thời kì hòa bình ghi trong điều khoản Hiệp định Giơnevơ.

D:

Vì Mĩ đã can thiệp vào miền Nam.

Đáp án: B

14.

 

Mục tiêu đấu tranh của thời kỳ 1936 – 1939 là gì?

A:

 Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B:

 Đánh đổ đế quốc Pháp để giành độc lập cho dân tộc.

C:

 Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

D:

 Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.

Đáp án: A

15.

Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là 

A:

giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp. 

B:

giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. 

C:

giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. 

D:

giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. 

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2790 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.