Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Thạnh Tây

Cập nhật: 07/07/2020

1.

Điểm mới được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 so với hội nghị tháng 11/1939 là

A:

Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến.

B:

Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

C:

Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi, chống phát xít.

D:

Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Đáp án: D

Nếu như hội nghị tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng vấn là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương. Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia

2.

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là

A:

thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu

B:

kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

C:

Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm

D:

Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc

Đáp án: A

3.

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi?

A:

Ai Cập.

B:

Tuynidi. 

C:

Angôla 

D:

Angiêri

Đáp án: D

4.

Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

B:

chủ nghĩa thực dân kiểu mới

C:

chế độ phân biệt chủng tộc

D:

chế độ độc tài thân Mĩ.

Đáp án: A

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 35, 36 Cách giải:

Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

5.

Trong buổi đầu ra đời, tư tưởng của Phật giáo là

A:

Vô thần

B:

 Đa thần giáo

C:

Duy tâm chủ quan

D:

Duy tâm khách quan

Đáp án: A

6.

Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần Vương từ năm 1888 đến năm 1896 so với năm 1885 đến năm 1888 là:

A:

lãnh đạo chủ yếu là sỹ phu và văn thân.

B:

không diễn ra dưới sự chỉ đạo của triều đình

C:

lan rộng ở Bắc Kì và Trung Kì

D:

phát triển mạnh trong phạm vi cả nước.

Đáp án: B

7.

Vì sao cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

A:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc kì thị, áp bức người da đen ở châu Phi.

B:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc thống trị tàn bạo người dân Nam Phi.

C:

Vì cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc tiếp nối phong trào giải phóng dân tộc.

D:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

8.

Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây ?

A:

Khối Nato được thành lập

B:

Khối Vacsava ra đời

C:

Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập

D:

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất

Đáp án: C

9.

Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930- 1931 phát triển đạt đỉnh cao?

A:

Phong trào diễn ra khắp cả nước.

B:

Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C:

Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.

D:

Thực hiện liên minh công nông bền vững.

Đáp án: C

10.

Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ?

A:

4 tháng với 450 cuộc hành quân.

B:

4 tháng với 540 cuộc hành quân.

C:

6 tháng với 450 cuộc hành quân.

D:

7 tháng với 540 cuộc hành quân.

Đáp án: A

11.

Thành công lớn nhất mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được là

A:

 khối liên minh công – nông được củng cố vững chắc.

B:

 Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.

C:

 buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.

D:

 Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.

Đáp án: D

12.

Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, “mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất”. (Nguồn: Sách giáo khoa, Lịch sử 12, NXB. Giáo dục, trang 66) .Đoạn trích trên đã chứng tỏ:

A:

khoa học-kĩ thuật có mối quan hệ rất chặt chẽ.

B:

khoa học có vai trò quan trọng đối với đời sống.

C:

khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D:

khoa học là nguồn gốc của kĩ thuật.

Đáp án: C

13.

Lực lượng nào đi trước, dò la tình hình để tạo điều kiện thuận lợi để thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A:

Lực lượng do thám của Pháp.

B:

Một số giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa giáo.

C:

Một số nhà thám hiểm .

D:

Con em của người Pháp đến Việt Nam từ thế kỷ XVIII.

Đáp án: B

14.

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Đông – Tây và sự đối đầu Xô – Mỹ là:

A:

Liên Xô làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của Mỹ.

B:

Hai nước đều muốn độc quyền lãnh đạo thế giới.

C:

Hai nước đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

D:

Mỹ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.

Đáp án: C

15.

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

liên minh chặt chẽ với Mỹ.

B:

hướng về các nước châu Á.

C:

hướng mạnh về Đông Nam Á.

D:

cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.