Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường TC Kinh tế-Kỹ Thuật Tiền Giang

Cập nhật: 07/07/2020

1.

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hành động của quân dân Đà Nẵng khi thực dân Pháp tấn công, đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà?

A:

Tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh.

B:

Tích cực thực hiện kế “vườn không nhà trống”.

C:

“Ngồi im đợi giặc”, sẵn sàng chiến đấu

D:

Anh dũng chống trả, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.

Đáp án: C

2.

Sau khi CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, những quốc gia nào còn kiên trì con đường CNXH?

A:

Việt Nam, Cuba, Trung Quốc, Lào, Campuchia

B:

Việt Nam, Trung Quốc, Cu ba, Bắc Triều Tiên, Campuchia

C:

Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào, Cuba

D:

Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Cuba

Đáp án: C

3.

Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? 

A:

Thực hiện chính sách "đóng cửa" nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài. 

B:

Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triể nền kinh tế. 

C:

Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị. 

D:

Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ, đổi mới về chính trị. 

Đáp án: C

4.

Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? 

A:

An nam Cộng sản đảng. 

B:

Đông Dương Cộng sản đảng. 

C:

Đông Dương Cộng sản liên đoàn. 

D:

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. 

Đáp án: D

5.

Mục đích chung nhất của "Chiến tranh lạnh"do Mĩ phát động là gì?

A:

Bắt các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ

B:

Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.

C:

Phô trương sức mạnh kinh tế và tiềm lực quốc phòng của Mĩ.

D:

Bắt các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.

Đáp án: B

6.

Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?

A:

Bình  đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

B:

Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

C:

Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

D:

Quan tâm phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị

Đáp án: D

7.

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A:

thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu

B:

xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu

C:

nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế

D:

tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu

Đáp án: C

8.

Sau chiến tranh thế giới ,châu lục nào được mệnh danh lục địa mới trỗi dậy?

A:

Châu Á.

B:

Mĩ latinh.

C:

Châu Âu.

D:

Châu Phi.

Đáp án: D

9.

Sự kiện nào được coi là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A:

Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

B:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

C:

Hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D:

Cách mạng tháng Tám thành công.

Đáp án: B

10.

Điểm tương đồng trong công cuộc cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là 

A:

lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế. 

B:

tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng. 

C:

tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài. 

D:

Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường XHCN 

Đáp án: C

11.

Yếu tố nào dưới đây thể hiện tính triệt để của phong trào cách mạng năm 1930 – 1931?

A:

Đánh bại chính quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền Xô viết

B:

Khối liên minh công nông được hình thành.

C:

Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, kết hợp đấu tranh chính trị.

D:

Đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Đáp án: A

Phương pháp: đánh giá
Cách giải: Tính triệt để của phong trào cách mạng năm 1930 – 1931 được thể hiện ở yếu tố đánh bại chính quyền thực dân, phong kiến và thành lập chính quyền Xô viết.
Chọn: A

12.

Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A:

Bù đắp tổn thất do quá trình xâm lược Việt Nam.

B:

Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

C:

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

D:

Khôi phục nền kinh tế Việt Nam

Đáp án: B

13.

Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai thuộc nội
dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

A:

Chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị lâu dài nhân dân Nam Phi.

B:

Sau khi lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, nhân dân Nam Phi được giải phóng.

C:

Chế độ phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa thực dân trá hình.

D:

Nhân dân Nam Phi giúp các nước châu Phi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, giành độc lập.

Đáp án: C

14.

Thái độ của thực dân Pháp sau khi kí Hiệp định sơ bộ (6-3) và Tạm ước (14-9) năm 1946?

A:

Thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định và Tạm ước

B:

Chỉ thi hành Hiệp định, không thi thành Tạm ước

C:

Chỉ thi hành Tậm ước, không thi hành Hiệp định

D:

Không thi hành cả Hiệp ước

Đáp án: D

15.

Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

A:

thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất

B:

quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".

C:

thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

D:

cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.