Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT ISCHOOL Long Xuyên

Cập nhật: 06/07/2020

1.

Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới một cực?

A:

Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố

B:

Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ

C:

Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc

D:

Bị Nhật Bản vượt qua trong lĩnh vực tài chính

Đáp án: C

2.

Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì:

A:

phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển.

B:

không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động. 

C:

bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.

D:

ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán sâu sắc.

Đáp án: D

3.

Luận cương chính trị của Đảng (10/1930) đã xác định động lực cách mạng là 

A:

công nhân, phú nông. 

B:

công nhân, nông dân. 

C:

công nhân, tiểu tư sản. 

D:

công nhân, tư sản dân tộc. 

Đáp án: B

4.

Quân dân ta đã bắn rơi 651 máy bay, bắn cháy và bị thương 80 tàu chiến Mĩ, bắt sống hàng trăm tên giặc lái. Đó là kết quả của sự kiện lịch sử nào?

A:

Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.

B:

Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc. 

C:

Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.

D:

Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Đáp án: B

5.

Sau khi giành được độc lập, bước vào xây dựng đất nước, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A:

Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình.

B:

Phóng tàu vũ trụ vòng quanh trái đất.

C:

Trở thành nước đi  đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ.

D:

Đưa người lên thám hiểm sao hỏa.

Đáp án: A

6.

Đến tháng 3-1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

A:

Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

B:

Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

C:

Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D:

Mặt trận Việt Minh.

Đáp án: A

7.

Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A:

phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

B:

dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

C:

dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

D:

 thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

Đáp án: B

8.

Ý đồ chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì? 

A:

Khẳng định vị thế của nước Mỹ. 

B:

Chia cắt lâu dài nước Việt Nam. 

C:

Giúp đỡ Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh. 

D:

Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương. 

Đáp án: D

9.

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác

A:

Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922)

B:

Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kỳ (1922)

C:

Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn cản tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8/1925)

D:

Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định

Đáp án: C

10.

Năm 1945, sự kiện nào được Đảng nhận định là đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương?

A:

Nhật kéo vào Đông Dương

B:

Nhật đầu hàng quân Đồng minh.

C:

Nhật đảo chính Pháp

D:

Quân Đồng minh kéo vào nước ta.

Đáp án: C

11.

Giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?

A:

Giai cấp tư sản

B:

Giai cấp vô sản

C:

Giai cấp địa chủ phong kiến

D:

Giai cấp nông dân

Đáp án: A

12.

Kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng vào thời gian nào ?

A:

Từ đầu năm 80 của thế kỷ XX

B:

Từ đầu năm 90 của thế kỷ XX

C:

Từ đầu năm 70 của thế kỷ XX

D:

Từ đầu năm 60 của thế kỷ XX

Đáp án: B

13.

Ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài?

A:

Thực hiện một cuộc tổng di chuyển (cơ quan, máy móc…)

B:

Tiến hành “Tiêu thổ kháng chiến”

C:

Xây dựng lực lượng về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa)

D:

A, B và C đúng

Đáp án: D

14.

Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A:

tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN

B:

không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu

C:

chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc

D:

chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á

Đáp án: A

15.

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đê giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (theo Sách giảo khoa Lịch sử 12 hiện hành) là câu trích trong tài liệu nào dưới đây?

A:

“Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

B:

“Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C:

“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh

D:

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.