Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Kiến Văn

Cập nhật: 06/07/2020

1.

Ý nào sao đây không đúng khi giải thích cho luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A:

Trở thành đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng

B:

Giải quyết được cuộc khung hoàng về giai cấp và đường lối lãnh đạo lãnh đạo.

C:

Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

D:

Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng thế giới.

Đáp án: A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Để chứng minh cho Luận điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đòi là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta vào những năm 20 của thế kỉ XX
  • Kể từ khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mang thế giới.
  • Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối của cách mạng Việt Nam. -
  • Kể từ khi Đảng ra đời cách mạng Việt Nam đã tuyệt đối thuộc quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản, Đảng đã xây dựng được một lực lượng mới cho cách mạng, chủ yếu là liên minh công - nông , lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo con đường con đường cách mạng, xây dựng được khối liên minh công- nông vững chắc, là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
  • Đảng ra đời đã vạch ra được phương pháp cách mạng đúng đắn . Đó là phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

2.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A:

Đại địa chù và tư sản mại bản

B:

Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản

C:

Trung địa chủ và tư sản mại bản

D:

Tiểu địa chủ và tư sản mại bản

Đáp án: A

3.

Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?

A:

Loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.

B:

Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C:

Chiến lược toàn cầu của Mĩ.

D:

Lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh.

Đáp án: D

4.

Liên Xô đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và khoảng thời gian nào ?

A:

Từ 1945 đến 1991

B:

Từ nữa đầu những năm 70 đến 1991

C:

Từ nữa sau những năm 70 đến 1991

D:

Từ 1945 đến nữa đầu những năm 70

Đáp án: D

5.

Chiến dịch phản công đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ (1946-1954): 

A:

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

B:

Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947

C:

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

D:

Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân năm 1951-1952

Đáp án: B

6.

Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?

A:

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

B:

Cuộc tiến công Chiến lược Đông–Xuân 1953-1954

C:

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

D:

Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết.

Đáp án: C

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến.

7.

Sau chiến tranh thế giới thứ thứ nhất, sự kiện nào của thế giới có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam.

A:

Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập

B:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công

C:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

D:

Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở Châu Phi và Mĩ Latinh

Đáp án: B

8.

Trong các biện pháp giải quyết nạn đói của Chính phủ Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945), biện pháp nào quan trọng nhất:

A:

Tổ chức ngày đồng tâm

B:

Lập hũ gạo tiết kiệm

C:

Chia lại ruộng đất cho nông dân

D:

Tăng gia sản xuất

Đáp án: D

9.

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật với những thành tựu to lớn đã dẫn tới những chuyển biến quan trọng trong cục diện thế giới .Đó là một trong những đặc điểm của thời kỳ nào ?

A:

Từ 1917 đến 1945

B:

Từ 1945 đến nữa đầu những năm 70

C:

Từ sau những năm 70 đến 1991

D:

Tất cả các thời kỳ trên

Đáp án: B

10.

Sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Aí Quốc là

A:

 gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919.

B:

 tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản năm 1924.

C:

 được bầu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân Quốc tế năm 1923.

D:

 đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin năm 1920.

Đáp án: D

11.

Sau chiến tranh thế giới nước nào được mệnh danh là đế quốc kinh tế ?

A:

Mĩ.

B:

Pháp.

C:

Đức.

D:

Nhật

Đáp án: D

12.

Vì sao thực dân Pháp gặp khó khăn trong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng mới chiếm tại Nam Kì

A:

Do các đội nghĩa binh hoạt động mạnh.

B:

Do triều đình vẫn êku gọi nhân dân Nam Kì chống Pháp.

C:

Do phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.

D:

Do thực dân Pháp chưa quen địa hình ở Nam Kì.

Đáp án: C

13.

Đặc điểm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A:

Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam

B:

Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam

C:

Đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam

D:

Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam

Đáp án: A

14.

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

liên minh chặt chẽ với Mỹ.

B:

hướng về các nước châu Á.

C:

hướng mạnh về Đông Nam Á.

D:

cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Đáp án: A

15.

Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

A:

chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai

B:

chống phát xít và chống chiến tranh

C:

chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình

D:

chống đế quốc và chổng phong kiến

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.