Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TC Tân Bách Khoa

Cập nhật: 06/07/2020

1.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm 

A:

kết hợp giải quyết vấn đề dân chủ ở mỗi nước.   

B:

giải quyết triệt để vấn đề dân tộc dân chủ.

C:

thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.

D:

chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp.

Đáp án: C

2.

Hội nghi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) chủ trương thành lập

A:

Mặt trận việt nam độc lập đồng mình

B:

Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

C:

Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

D:

Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương

Đáp án: C

3.

Ở Nam Bộ, lần đầu tiên nhân dân ta  tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp vào năm  nào ?

A:

Năm 1945

B:

Năm 1946

C:

Năm 1947

D:

Năm 1948

Đáp án: D

4.

Với bản Hiến pháp mới, Thiên hoàng Nhật Bản có vai trò như thế nào trong chế độ chính trị?

A:

Bị xóa bỏ hoàn toàn.

B:

Nắm quyền lực tối thượng.

C:

Nắm quyền lãnh đạo về chính trị và kinh tế.

D:

Giữ vai trò tượng trưng cho hòa bình và quyền con người.

Đáp án: D

5.

Công lao lớn nhất của Tổng thống Ru –dơ –ven đối với nước Mĩ trong những năm 30 của thế kỷ XX là gì?

A:

Ban hành các đạo luật dân chủ.

B:

Ban hành Chính sách mới, đưa Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

C:

Ban hành đạo luật về ngân hàng.

D:

Ban hành đạo luật về điều chỉnh nông nghiệp.

Đáp án: B

6.

Tại sao nói phong trào Dân chủ 1936 –1939 đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

Vì qua phong trào các lực lượng cách mạng đã hình thành.

B:

Vì với nhiều hình thức đấu tranh phong phú đã giác ngộ được đông đảo quần chúng cách mạng.

C:

Vì qua phong trào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trưởng thành.

D:

Vì qua phong trào quần chúng đã tích cực tham gia vào các tổ chức của Đảng.

Đáp án: B

7.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

 Thành lập hệ thống trường học các cấp.

B:

 Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ.

C:

 Ra Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

D:

 Nhanh chóng mở khai giảng các trường học cấp phổ thông.

Đáp án: C

8.

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

B:

Hội đồng Quản thác

C:

Quỹ nhi đồng

D:

Tổ chức Y tế Thế

Đáp án: B

9.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” vì:

A:

phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc phát triển mạnh mẽ

B:

nhiều cuộc cách mạng ở Bắc Phi giành được thắng lợi

C:

đây là nơi núi lửa thường xuyên hoạt động

D:

cao trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh

Đáp án: D

Phương pháp : nhận xét, đánh giá

Cách giải:

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chiu tác động bởi nhiều nhân tố

+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… 

Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

 + Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… 

Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.  Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… 

=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

10.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng họp ở đâu vào thời gian nào?

A:

Ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - từ 11 đến 19 - 2 - 1955.

B:

Ở Tân Trào (Tuyên Quang) - từ 10 đến 19 - 5 - 1960. 

C:

Ở Hà Nội - từ 5 đến 10 - 9 - 1960.

D:

Ở Hà Nội - từ 6 đến 10 - 10 - 1960.

Đáp án: C

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. 

11.

Quân đội Tưởng Giới Thạch tiến công vào vùng giải phóng Trung Quốc vào ngày nào?

A:

20/07/1945

B:

20/07/1946

C:

20/08/1946

D:

19/12/1946

Đáp án: B

12.

Ngay sau ngày 9/3/1945 Ban thường vụ Trung ương Đảng đã xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương là:

A:

TD Pháp - Phát xít Nhật

B:

Phát xít Nhật

C:

TD Pháp

D:

TD Pháp và phản động tay sai

Đáp án: B

13.

Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

B:

đạt nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

C:

mở rộng quan hệ đối thoại và hợp tác với các nước lớn. 

D:

từ các nước thuộc địa, lệ thuộc trở thành các nước độc lập. 

Đáp án: D

14.

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào?

A:

 Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

B:

 Tiến hành cách mạng XHCN.

C:

 Đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và tay sai.

D:

 Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Đáp án: B

15.

Phương châm được đề ra trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là:

A:

Đánh nhanh thắng nhanh

B:

Đánh điểm diệt viện

C:

Đánh chắc tiến chắc

D:

Đánh lâu dài

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.