Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TC Nghề Bảo Lộc

Cập nhật: 06/07/2020

1.

“Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?

A:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

B:

Phong trào cách mạng 1936 - 1939. 

C:

Cải cách ruộng đất 1954.

D:

Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.

Đáp án: D

2.

Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh.

B:

sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.

C:

sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.

D:

sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.

Đáp án: A

3.

Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A:

độc lập và tự do

B:

dân tộc và dân chủ

C:

độc lập và tự chủ

D:

giai cấp và ruộng đất

Đáp án: A

4.

Trong giai đoạn 1936-1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện

A:

Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.

B:

Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C:

Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.

D:

Giành độc lập dân tộc và cách mạng rộng đất.

Đáp án: D

5.

Biện pháp căn bản và lâu dài để giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là

A:

nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ lúa gạo

B:

thực hiện phong trào thi đua tăng gia sản xuất

C:

tổ chức điều hòa thóc gạo giữa các địa phương

D:

thực hiện lời kêu gọi cứu đói của Hồ Chí Minh

Đáp án: B

6.

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào ?

A:

Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp

B:

Đấu tranh giữa các nước đế quốc

C:

Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc

D:

Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

Đáp án: A

7.

Yếu tố cơ bản nào chứng tỏ cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

A:

Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, đưa giai cấp tư sản nắm quyền.

B:

Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

C:

Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh.

D:

Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

Đáp án: A

8.

Khi đọc Sơ thảo lần thư nhất những luận cương về vấn để dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc đã

A:

xác định được những điều kiện ra đời của một chính đảng vô sản

B:

khẳng định được phương hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc

C:

giải quyết triệt để tình trạng khủng hoàng về đường lối cứu nước

D:

hoàn chinh lý luận giải phóng dân tộc để truyền bá trong nhân dân

Đáp án: C

Phương pháp: Phân tích. Cách giải:

– Đáp án A loại vì đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc mới chỉ xác định được con đường cứu nước cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản.

– Đáp án B đúng vì đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc đã xác định được phương hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc là con đường cách mạng vô sản.

– Đáp án C loại vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 mới là sự kiện đánh dấu sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.

– Đáp án D loại vì sau khi đọc Sơ thảo Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920), Nguyễn Ái Quốc đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chủ nghĩa Mác và từng bước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về trong nước.

9.

Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?

 

A:

Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh.

 

B:

Trật tự hai cực I- an – ta bị xói mòn.

 

C:

Trật tự hai cực I- an – ta bị sụp đổ

 

D:

Xô- Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương tiện.

 

Đáp án: C

 

 

10.

Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống

A:

chế độ phản động thuộc địa

B:

đế quốc và chế độ phong kiến

C:

tư sản và địa chủ

D:

đế quốc và tư sản

Đáp án: A

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 100

Cách giải: Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

11.

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng Biên giới năm 1950 là gì?

A:

Đây là chiến thắng oanh liệt nhất, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh.

B:

Địch bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động, ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

C:

Chấm dứt kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

D:

Bảo vệ an toàn căn cứ địa Việt Bắc.

Đáp án: B

12.

Căn cứ vào đâu ta quyết định mở cuộc Tổng tiến cộng và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

A:

Quân Mĩ suy yếu và có nguy cơ bị tan rã.

B:

Ta nhận định tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho ta, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.

C:

Sự giúp đỡ về vật chất, phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, Liên Xô.

D:

Quân đội Trung Quốc sang giúp đỡ ta đánh Mĩ.

Đáp án: B

13.

Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

B:

Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái

C:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến

D:

Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân

Đáp án: C

14.

Con đường tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:

A:

Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước

B:

Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản

C:

Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với đường lối chủ nghĩa xã hội

D:

Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản

Đáp án: C

15.

Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 đã khiến cho những giai cấp nào phát triển nhanh về số lượng?

A:

 Tiểu tư sản và công nhân.

B:

 Công nhân và nông dân.

C:

 Địa chủ và tư sản.

D:

 Tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2790 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.