Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Lê Hữu Trác

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Tháng 6/1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức cách mạng nào của Việt Nam đã ra đời?

A:

Tâm tâm xã  

B:

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C:

Tân Việt cách mạng Đảng 

D:

Việt Nam Quốc dân đảng

Đáp án: B

2.

Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi

A:

Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại

B:

Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo

C:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm

D:

Tất cả các nguyên nhân trên

Đáp án: B

3.

Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

A:

Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ

B:

Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường

C:

Phong trào đón Gođa và đấu tranh nghị trường

D:

Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ

Đáp án: A

4.

Trong những năm 1936-1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam

A:

phục hồi và phát triển

B:

phát triển nhanh

C:

khủng hoảng, suy thoái

D:

phát triển xen kẽ khủng hoảng

Đáp án: A

5.

Tại sao chính phủ Mĩ lại ban hành kế hoạch Mác-san?

A:

Vì các nước Tây Âu vốn là đồng minh với Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai.

B:

Mĩ là một nước trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

C:

Để lợi dụng các nước đồng minh trong cuộc chiến chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D:

Các nước Tây Âu đã cầu cứu sự viện trợ của chính phủ Mĩ.

Đáp án: C

6.

Nội dung nào sau đây là nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất của Liên hợp quốc? 

A:

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. 

B:

Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường. 

C:

Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

D:

Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

Đáp án: B

a. Hoàn cảnh:

        -Từ  25.4 đến 26.6.1945 tại Xan Phranxixcô (Mỹ) đã tiến hành một cuộc Hội nghị quốc tế với sự tham dự của đại diện 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập LHQ.

b.Mục đích:

       + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới,

       + Phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.

c. Nguyên tắc hoạt động:  Gồm 5 nguyên tắc:

        +  Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

        + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

        + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

        + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

        + Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

7.

Kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng vào thời gian nào ?

A:

Từ đầu năm 80 của thế kỷ XX

B:

Từ đầu năm 90 của thế kỷ XX

C:

Từ đầu năm 70 của thế kỷ XX

D:

Từ đầu năm 60 của thế kỷ XX

Đáp án: B

8.

Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

A:

Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.

B:

Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.

C:

Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.

D:

Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.

Đáp án: B

Phương pháp: phân tích Cách giải:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã dẫn đến sự chuyển biến trong tư tưởng và sự lựa chọn con đường cứu nước của nhiều người, trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Giữa năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê – nin. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam: muốn cứu nước và GPDT phải đi theo con đường cách mạng Vô sản.

9.

Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ ,Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II ?

A:

Áp dụng thành tựu KHKT vào trong sản xuất.

B:

Biết thâm nhập vào thị trường các nước.

C:

Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

D:

Tất cả các nguyên nhân trên.

Đáp án: A

10.

Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lần thứ nhất họp tại đâu? Vào thời gian nào?

A:

Hương Cảng (Trung Quốc). Từ ngày 11 đến 19 - 5 - 1929.

B:

Quảng Châu (Trung Quốc). Từ ngày 1 đến 19 - 5 - 1929.

C:

Hương Cảng (Trung Quốc). Từ ngày 1 đến 9 - 5 - 1929.

D:

Quảng Châu (Trung Quốc). Từ ngày 1 đến 9 - 5 - 1929.

Đáp án: C

11.

Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả vì:

A:

Pháp lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam.

B:

Pháp có những hành động khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.

C:

Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam.

D:

Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

Đáp án: D

12.

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đưa đến hệ quả gì? 

A:

Mỹ từ bỏ tham vọng bá chủ thế giới 

B:

Vị thế của Mỹ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng

C:

Cực Xô không còn nữa, trật tự hai cực Ianta sụp đổ 

D:

Các tổ chức quân sự NATO, VACXAVA....bị giả thể

Đáp án: C

13.

Sau 1945 thế giới như bị phân đôi:

A:

Do Liên Xô muốn chống lại âm mưu chống phá phong trào cách mạng thế giới của Mĩ

B:

Do sự xung đột chính trị giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

C:

Do xu thế muốn vươn lên làm bá chủ thế giới của các siêu cường kinh tế

D:

Do sự tranh giành quyền lợi giữa các nước thắng trận trong phe đồng minh, nổi bật là Liên Xô và Mĩ 

Đáp án: D

14.

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A:

liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á

B:

liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C:

chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.

D:

triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới

Đáp án: B

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 53, 55, 57

Cách giải:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

15.

Trong thời kì cận đại, cuộc cách mạng tư sản nào được coi là triệt để và điển hình nhất?

A:

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

B:

Cách mạng tư sản Pháp 1789.

C:

Cách mạng Nga 1905-1907

D:

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.