Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là 

A:

xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. 

B:

sự phân hóa giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển. 

C:

chiến tranh lạnh.

D:

sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. 

Đáp án: C

2.

Nhận định nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam?

A:

Là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng về mặt sách lược.

B:

Làm đảo lộn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

C:

Mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm cho cuộc kháng chiến.

D:

Là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược.

Đáp án: A

- Đáp án A: từ năm 1954 đến năm 1975, miền Nam vẫn luôn thực hiện mục tiêu chiến lược là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược (giải thích ở đáp án D) và không có ý nghĩa sách lược.

- Đáp án B: Chiến thắng này đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Đáp án C: chiến thắng này buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm từ 1968 đến 1973.

- Đáp án D:

+ Chiến thắng này đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm mục tiêu chiến lược là giáng cho đế quốc Mỹ và tay sai một đòn thật mạnh và hiểm, bất ngờ và đồng loạt, làm lung lay ý chí xâm lược, tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

+ Là bước chuẩn bị, tạo đà cho những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược tiếp theo mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

3.

Hội nghị nào đã tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc và thông qua Hiến chương Liên hợp quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Hội nghị ngoại trưởng Matxcơva (1945)

B:

Hội nghị Xanphranxixcô (1945)

C:

Hòa hội Pari (tháng 2 năm 1947)

D:

Hội nghị Ianta (tháng 2 năm 1945)

Đáp án: B

4.

Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới theo chiều hướng nào?

A:

Đối thoại, tránh xung đột

B:

Đối đầu, gây chiến tranh

C:

Hòa hoãn, thỏa hiệp, tránh xung đột

D:

Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

Đáp án: D

5.

Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) khác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chỉ hợp tác liên minh về?

A:

kinh tế và quân sự.

B:

kinh tế và văn hóa.

C:

kinh tế và chính trị. 

D:

tiền tệ, chính trị và văn hóa.

Đáp án: C

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

  • Liên minh châu Âu (EU) là liên minh kinh tế -chính trị
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chỉ hợp tác về kinh tế và văn hóa.

6.

Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần hai là gì?

A:

Khoa học là nguồn gốc của mọi tiến bộ kĩ thuật

B:

Khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật

C:

Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

D:

Khoa học gắn liền với kĩ thuật và sản xuất

Đáp án: C

7.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thất bại chủ yếu do

A:

thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản

B:

triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến

C:

triều đình nhà Nguyễn không phối hợp với nhân dân

D:

triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến

Đáp án: B

8.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu thi hành các chính sách

A:

chống cộng, tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế.

B:

cô lập chính trị nhưng vẫn hợp tác về kinh tế.

C:

phong tỏa tài chính trong ngân hàng thế giới.

D:

chống cộng, xâm lược tất cả các nước trong phe XHCN.

Đáp án: A

9.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là

A:

đánh đổ phong kiến.

B:

chống tư sản và địa chủ.

C:

cải cách ruộng đất.

D:

đánh đổ đế quốc và tay sai.

Đáp án: D

10.

Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?

A:

Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

B:

Tư sản công thương và tư sản mại bản.

C:

Tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp.

D:

Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

Đáp án: D

11.

Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" là

A:

 khó khăn về kinh tế.

B:

 khó khăn về tài chính.

C:

 khó khăn về thù trong.

D:

 khó khăn về giặc ngoại xâm.

Đáp án: D

12.

Quan điểm: "Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" được Đảng ta đưa ra trong bối cảnh

A:

toàn cầu hóa.

B:

Chiến tranh lạnh

C:

 đối đầu Đông -Tây.

D:

hoà hoãn Đông-Tây.

Đáp án: A

13.

Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945? 

A:

Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. 

B:

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 

C:

Sự ủng hộ và giúp đỡ của lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. 

D:

Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đáp án: D

14.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 Đảng đã quyết định thành lập mặt trận nào?

A:

Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

B:

Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

C:

Mặt trận Việt Minh

D:

Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương

Đáp án: B

15.

Sự kiện nào giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra bản chất để từ đó đoạn tuyệt với tư bản Anh, Pháp, Mỹ?

A:

Pháp lưu đày Phan Chu Trinh, kết án tử hình vắng mặt Phan Bội Châu (1925).

B:

“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” bị hội nghị Vécxai từ chối (1919).

C:

Pháp đàn áp phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908).

D:

Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin” (1920).

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.