Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Trần Quang Diệu

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược chiến tranh cục bộ được thể hiện qua

A:

 chiến thuật "Trực thăng vận" "Thiết xa vận"

B:

 dồn dân lập "ấp chiến lược"

C:

 hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định"

D:

 chiến dịch "tìm diệt" và "lấn chiếm"

Đáp án: C

2.

Vì sao các nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ thế kỷ XIX nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh?

A:

Vì bị Mĩ can thiệp, dựng lên các chính quyền thân Mĩ, biến Mĩ Ltinh thành "sân sau" của Mĩ.

B:

Vì bị lệ thuộc Mĩ về chính trị.

C:

Vì bị lệ thuộc Mĩ về kinh tế.

D:

Vì có ảnh hưởng của cách mạng vô sản.

Đáp án: A

3.

Trong những văn kiện sau, văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống TD Pháp của Đảng?

A:

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946

B:

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12/12/1946

C:

Cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh tháng 9/1947

D:

Chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

Đáp án: C

4.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), khuynh hướng cách mạng vô sản từng bước thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam vì:

A:

giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam

B:

là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử

C:

đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân

D:

khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời

Đáp án: B

Phương pháp : phân tích, đánh giá

Cách giải:

Đáp án A: khuynh hướng vô sản và dân chủ đều nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp tuy chủ trương thực hiện là khác nhau.

Đáp án B: khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII, khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giap cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.

Đáp án C: cả hai khuynh hướng đều có sự tham gia của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

Đáp án D: khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế là dựa vào những điều kiện của bân thân khuynh hướng này.

5.

Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là: 

A:

Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản

B:

Liên Xô (Liên Bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật.

C:

Liên Xô (Liên Bang Nga), Đức, Mĩ, Anh, Trung Quốc

D:

Liên Xô (Liên Bang Nga), Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp

Đáp án: D

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và họat động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.

6.

Người có công đâu tiên giải mã chữ viết của người Ai Cập cổ đại là ai? Nước nào?

A:

Gerapolon, Ai Cập

B:

Rawlinson, Anh 

C:

Champollion, Pháp

D:

Nhibur, Đan Mạch

Đáp án: C

7.

Vì sao cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

A:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc kì thị, áp bức người da đen ở châu Phi.

B:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc thống trị tàn bạo người dân Nam Phi.

C:

Vì cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc tiếp nối phong trào giải phóng dân tộc.

D:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

8.

Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

A:

40 tiểu đoàn

B:

44 tiểu đoàn

C:

46 tiểu đoàn 

D:

84 tiểu đoàn

Đáp án: B

9.

Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A:

Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B:

Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C:

Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D:

Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Đáp án: B

 

 

10.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào?

A:

Ngày 4 - 5 - 1949.

B:

Ngày 4 - 4 - 1948.

C:

Ngày 4 - 4 - 1949.

D:

Ngày 4 - 5 - 1948.

Đáp án: C

11.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu?

A:

Chống phản động thuộc địa.

B:

Chống đế quốc và tay sai.

C:

Chống đế quốc Pháp-Nhật.

D:

Chống quân phiệt Nhật.

Đáp án: B

12.

Kẻ thù chính của nhân dân châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

 chế độ phân biệt chủng tộc.

B:

 chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

C:

 chế độ độc tài thân Mĩ.

D:

 chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Đáp án: B

13.

 Ngày 18-3- 1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu- chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ? 

A:

Mỹ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Cam-pu- chia. 

B:

Thế lực tay sai Mỹ đảo chính lật đố Xi-ha- núc. 

C:

Mỹ mang quân xâm lược Cam-pu- chia. 

D:

Mỹ hất cắng Pháp để xâm lược Cam-pu- chia. 

Đáp án: B

14.

Nhân tố nào sau đây đã làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực.

B:

Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật.

C:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.

D:

Các trung tâm kinh tế, chính trị hình thành.

Đáp án: C

15.

“Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”.

A:

Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).

B:

“Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).

C:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).

D:

Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.