Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Phòng GD&ĐT huyện Đăk Tô

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Đâu được xem là nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam?

A:

Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu, có sự phối hợp của lực lượng vũ trang

B:

Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị cách mạng

C:

Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng vũ trang cách mạng

D:

Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận.

Đáp án: A

2.

Cho sẵn các sự kiện sau:

1. Nhật nhảy vào Đông Dương;

2. Nguyễn Ái Quốc về nước sau 30 năm xa Tổ quốc;

3. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI;

4. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian. 

A:

 3, 2, 4, 1. 

B:

4, 2, 3, 1. 

C:

4, 3, 1, 2. 

D:

2, 4, 1, 3. 

Đáp án: C

3.

Điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh:

A:

Châu Á, Châu Phi đấu tranh để giải phóng dân tộc, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh để giải phóng giai cấp.

B:

Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lung lay tận gốc, khu vực Mĩ Latinh chưa làm được điều đó.

C:

Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

D:

Châu Phi và Châu Á đấu tranh bằng vũ trang, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh ôn hòa

Đáp án: C

4.

Tại sao ta chọn Tây Nguyên làm chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? 

A:

Vì địch muốn quyết chiến với ta tại Tây Nguyên. 

B:

Vì Tây Nguyên gần hậu phương của ta. 

C:

Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhưng địch bố phòng sơ hở. 

D:

Vì bộ đội chủ lực của ta ở đây mạnh. 

Đáp án: C

5.

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2/1945) hai nước trở thành những nước trung lập là

A:

Áo và Phần Lan

B:

Pháp và Phần Lan

C:

Áo và Hà Lan

D:

Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk 12 trang 5

Cách giải:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

6.

Lý do chuyển hướng chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là?

A:

 Sự chỉ đạo của Quốc Tế Cộng Sản

B:

 Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

C:

 Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.

D:

 Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.

Đáp án: B

7.

Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?

A:

Mặt trận nhân dân Pháp.

B:

Mặt trận nhân dân Liên Xô.

C:

Quốc tế Cộng sản.

D:

Thực dân Pháp.

Đáp án: A

8.

Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

A:

Nông dân

B:

Công nhân

C:

Tư sản dân tộc

D:

Tiểu tư sản trí thức

Đáp án: B

9.

Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.

B:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

C:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1940.

D:

 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.

Đáp án: B

10.

Những hạn chế của Luận cương chính trị (10 - 1930) đã được Đảng khắc phục triệt để trong Nghị quyết của

A:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 - 1936

B:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939

C:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941

D:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 - 1945

Đáp án: C

11.

Trong năm 1950, Pháp đã thiết lập hệ thống phòng ngự ở những nơi nào?

A:

Lập phòng tuyến "Boong-ke" và "vành đai trắng" xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

B:

Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập "hành lang Đông Tây".

C:

Xây dựng hệ thống phòng ngự ở Đồng bằng Bắc Bộ và Trung du.

D:

Thiết lập hệ thống phòng thủ ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Đáp án: C

12.

Dựa vào Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm mục đích chung là

A:

"chinh phục từng gói nhỏ". 

B:

mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh. 

C:

bao vây, cô lập cứ điểm Đông Khê. 

D:

cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch gặp khó khăn. 

Đáp án: B

13.

Bản chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" (12-3-1945) của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A:

phát xít Nhật

B:

thực dân Pháp

C:

phát xít Nhật và thực dân Pháp

D:

thực dân Pháp và tay sai

Đáp án: A

14.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra đầu tiên ở
khu vực nào?

A:

Nam Phi

B:

Đông Bắc A

C:

Đông Nam Á

D:

Mỹ Latinh

Đáp án: C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á với sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Indonesia (8-1945), Việt Nam (9- 1945) và Lào (10-1945)

15.

Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cho cao trào gì diễn ra sôi nổi trên khắp miền Nam ?

A:

Tìm Ngụy mà đánh, tìm Mỹ mà diệt.

B:

Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào.

C:

Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt.

D:

Đánh tan giặc Mỹ, giải phóng miền Nam.

Đáp án: C

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 2746 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.