Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT GDTX Đăk Glei

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là:

A:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các nghiên cứu khoa học

B:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản

C:

mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên các ngành khoa học cơ bản

D:

mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ các nghành công nghiệp chế tạo

Đáp án: A

Phương pháp:so sánh Cách giải:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX chú trọng cải tiến kĩ thuật. Các phát minh đều đến từ quá trình sản xuất, với tiến trình là: Sản xuất – kĩ thuật – khoa học.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay thì vận hành theo tiến trình: Khoa học – kĩ thuật – sản xuất. Các phát minh khoa học đi trước và trực tiếp tham gia vào sản xuất.

=> Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là: Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa trên cơ sở là các nghiên cứu khoa học.

2.

Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

A:

Tháng 8/1977

B:

Tháng 9/1977

C:

Tháng 7/1977

D:

Tháng 10/1977.

Đáp án: B

3.

Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì? 

A:

Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.

B:

Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo

C:

Hợp tác chính trị - văn hóa là xu thế chủ đạo

D:

Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác.

Đáp án: A

4.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong chính sách đối ngoại của Tây Âu với Mĩ có gì thay đổi

A:

Các nước Tây Âu đều là đồng minh của Mĩ.

B:

Một số nước Tây Âu có chính sách đối ngoại tương đối độc lập với Mĩ.

C:

Các nước Tây Âu đều ủng hộ Mĩ trong việc xâm lược Việt Nam.

D:

Các nước Tây Âu dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

Đáp án: B

5.

Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói có tính chất lâu dài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi 

A:

Thành lập "Hũ gạo cứu đói", tổ chức "ngày đồng tâm". 

B:

"Tấc đất tấc vàng", "không một tấc đất bỏ hoang". 

C:

"Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!" 

D:

Bãi bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, giảm tô 25%. 

Đáp án: C

6.

: Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của liên bang Nga như thế nào?

A:

Chính sách hai mặt: ngả về phương tây; khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

B:

Muốn làm bạn với tất cả các nước.

C:

Chỉ quan hệ với các nước lớn

D:

Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

7.

Tháng 2/1976, ASEAN tiến hành Hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali (Inđônêxia) đã kí kết hiệp ước

A:

Hiệp ước thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước Đông Nam Á.

B:

Giải quyết vấn đề campuchia bằng biện pháp hòa bình.

C:

Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

D:

Tôn trọng chủ quyền và phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội.

Đáp án: C

8.

So với các thuộc địa khác của Pháp và các nước trong khu vực, mức độ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 –1933 như thế nào?

A:

khủng hoảng rất nặng nề.

B:

chỉ khủng hoảng trong lĩnh vực khai thác than.

C:

chỉ khủng hoảng trong lĩnh vực nông nghiệp.

D:

ít bị ảnh hưởng do Việt Nam ở xa Pháp.

Đáp án: A

9.

Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX? 

A:

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2-1930). 

B:

Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập (9-1929). 

C:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930). 

D:

Nguyễn Thái Học bị bắt và xử bắn (năm 1930). 

Đáp án: A

10.

Sự kiện lịch sử nào chi phối tình hình thế giới và trong nước những năm 1936 – 1939?

A:

 Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.

B:

 Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

C:

 Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp (1936).

D:

 Nhật Bản mở rộng xâm lược ra khu vực Đông Nam Á.

Đáp án: A

11.

Tổ chức ASEAN được thành lập nhằm

A:

xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

B:

phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

C:

chống lại sự xâm lược của Mĩ.

D:

hình thành liên minh quân sự để bành trướng thế lực ra bên ngoài.

Đáp án: B

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 31

Cách giải:

Tổ chức ASEAN được thành lập nhằm phát triển kinh tế và văn hóa thông qua hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

12.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ sớm nhất ở vùng nào của Châu Phi

A:

Bắc Phi

B:

Đông Phi

C:

Nam Phi

D:

Tây Phi

Đáp án: A

13.

Các cuộc chiến tranh được ví như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A:

chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991)

B:

nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991)

C:

chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975)

D:

nội chiến Trung Quốc (1946 – 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

Đáp án: C

Phương pháp : Sgk 12 trang 55, suy luận

Cách giải:

Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 đến năm 1973 là: Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975),…Trong các cuộc chiến tranh này Nhật Bản đã bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho các bên tham chiến để thu lợi nhuận.

=> Có thể nói, cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) như “ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

14.

Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất

A:

là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

B:

là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C:

là cuộc cải cách đất nước.

D:

là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Đáp án: B

15.

Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: "..............đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật phát triển khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam" (Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24).

A:

 Độc lập.

B:

 Thống nhất.

C:

 Độc lập và thống nhất.

D:

 Giải phóng.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.