Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Trung tâm GDTX-HN &DN huyện Ba Tơ

Cập nhật: 05/07/2020

1.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, trang 25, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc Pháp; bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập ...”. Đây là một trong những nội dung của văn kiện nào?

A:

Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do đồng chí Trần Phú soạn thảo

B:

Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930)

C:

Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn ái Quốc khởi thảo

D:

Câu A và B đều đúng

Đáp án: C

2.

Cho các dữ liệu sau: 1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.

3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.

4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.

Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

A:

3, 4, 1, 2

B:

3, 1, 4, 2

C:

4, 2, 3, 1

D:

4, 1, 2, 3

Đáp án: D

3.

Ngày 26/1/1950, sự kiện đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ là

A:

 thực dân Anh rút khỏi Ấn Độ.

B:

 Ấn Độ được thống nhất.

C:

 Ấn Độ tuyên bố tự trị.

D:

 Ấn Độ tuyên bố độc lập.

Đáp án: D

4.

Yêu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của nước Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh

A:

Sự mở rộng không gian địa lý của hệ thống xã hội chủ nghĩa

B:

Sự hình thành của các trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản

C:

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới

D:

Sự xuất hiện và ngày càng phát triển của các công ty độc quyền

Đáp án: C

5.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc vào thời gian nào?

A:

Ngày 01/05/1954

B:

Ngày 07/05/1954

C:

Ngày 05/07/1954

D:

Ngày 08/05/1954

Đáp án: B

6.

Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám (1945)?

A:

Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc

B:

Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939

C:

Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

D:

Củng cố khối đoàn kết toàn dân

Đáp án: B

7.

Trong phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, Mĩ latinh trở thành "Lục địa bùng cháy" từ sau

A:

Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở Nicaragoa (1979)

B:

Cuộc tân công trại lính Mooncada (26/7/1953)

C:

Thắng lợi của cách mạng Cuba (1/1/1959), nước Cộng hoà Cuba ra đời

D:

Phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào (1964)

Đáp án: C

8.

Từ năm 1991 đến năm 2000, các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu vì

A:

hợp tác chính trị - quân sự trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế

B:

muốn tiến tới giải thể tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới

C:

cần tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc

D:

muốn tạo môi trường quốc tế thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế

Đáp án: D

Phương pháp: sgk 12 trang 74.

Cách giải: Một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vương lên mạnh mẽ, xác lập vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới.

9.

Chọn đáp án đúng nhất để hoàn thành câu sau: "Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận...".

A:

quyền hưởng độc lập của ba nước Đông Dương.

B:

các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.

C:

quyền tổ chức tổng tuyển cử tự do.

D:

quyền tập kết quân theo giới tuyến quân sự tạm thời.

Đáp án: B

10.

Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái  Quốc:

  • Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
  • Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo
  • Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới

A:

Tạp chí Thư tín Quốc tế

B:

“Bản án chế độ thực dân Pháp”

C:

“Đường cách mệnh”    

D:

Cương lĩnh chính trị

Đáp án: C

11.

Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A:

Tháng 12-1991, Liên bang Xô viết tan rã, trật tự 2 cực không còn tồn tại

B:

Năm 1972, Liên Xô bà Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

C:

Tháng 12-1989, Liên Xô và Tổng thống Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

D:

Tháng 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

Đáp án: A

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 64

Cách giải: Tháng 12-1991, Liên bang Xô viết tan rã, trật tự 2 cực không còn tồn tại. => Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc

12.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương gì để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

 Thành lập hệ thống trường học các cấp.

B:

 Kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa nạn mù chữ.

C:

 Ra Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ.

D:

 Nhanh chóng mở khai giảng các trường học cấp phổ thông.

Đáp án: C

13.

Thánh thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A:

Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới. 

B:

Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. 

C:

Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập. 

D:

Sử dụng chưa hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

Đáp án: A

14.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam? 

A:

Dựng nước đi đôi với giữ nước. 

B:

Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. 

C:

Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. 

D:

Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. 

Đáp án: A

Dựng nước đi đôi với giữ nước (Một mặt chúng ta phải xây dựng và củng cố chính quyền vừa mới giành được mặt khác phải đấu tranh với các thế lực ngoại xâm và nội phản như: Pháp, Trung Hoa dân quốc,… để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc)

15.

Vì sao cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

A:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc kì thị, áp bức người da đen ở châu Phi.

B:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc thống trị tàn bạo người dân Nam Phi.

C:

Vì cuộc đấu tranh phân biệt chủng tộc tiếp nối phong trào giải phóng dân tộc.

D:

Vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Đáp án: D

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

 1971 Đọc tiếp

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.